Tầm nhìn này đã được các chuyên gia chia sẻ tại Hội nghị Lãnh đạo CNTT - TT Việt Nam (Viêt Nam ICT Summit 2011) diễn ra vào ngày 10/6 vừa qua. Trong đó, vai trò của giáo dục được đặc biệt nhấn mạnh, với tư cách là "trụ cột trọng yếu" của một quốc gia mạnh.
Theo các chuyên gia, chất lượng giáo dục là nhân tố chủ chốt quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực của nền kinh tế. Vì vậy, muốn xây dựng được một nguồn nhân lực mạnh, cần hiện đại hóa và thay đổi phương pháp giáo dục - đào tạo hiện nay. Việc ứng dụng những công nghệ mới như Internet và máy tính sẽ giúp ngành giáo dục cải thiện được 2 mắt xích quan trọng là "giáo viên" và "học sinh" một cách nhanh chóng, hiệu quả. Công nghệ mới sẽ giúp người học tiếp cận những kiến thức mới nhất của thế giới, đối chiếu và tham khảo kiến thức được học với những cơ sở dữ liệu đồ sộ trực tuyến, chia sẻ và trao đổi kiến thức với giáo viên và bạn học qua các diễn đàn... Khả năng tư duy, phương pháp học tập lẫn trình độ ngoại ngữ của học sinh đều sẽ được nâng cao khi các em có điều kiện tiếp cận với Internet và sử dụng máy tính thường xuyên.
Cuối tháng 12 vừa qua, Việt Nam đã hoàn thành việc kết nối Internet tới tất cả các trường học trên cả nước. Đây là tiền đề, hạ tầng cơ bản để triển khai các bước tiếp theo của hiện đại hóa giáo dục. Gần đây có khá nhiều sáng kiến khuyến khích người dùng Việt Nam sử dụng máy tính như: "Máy tính cho cuộc sống" hay "Đồng hành cùng giáo dục" của Intel Việt Nam, trong đó hãng này hợp tác cùng các nhà cung cấp phần cứng và phần mềm, các mạng viễn thông... để mang máy tính trợ giá đến cho các đối tượng như chiến sĩ, học sinh - sinh viên - giáo viên...
Cụ thể, với chương trình "Đồng hành cùng giáo dục" do Intel, Samsung và VNPT phối hợp triển khai, các giáo viên, học sinh, sinh viên sẽ có cơ hội sở hữu những chiếc máy tính xách tay Samsung với giá ưu đãi, đồng thời còn được tặng thêm nhiều quà tặng khác như: USB 3G và gói cước sử dụng dịch vụ Mobile Broadband của Vinaphone để khuyến khích họ truy cập Internet. Ngoài ra, họ cũng được tặng nhiều phần mềm như từ điển Lạc Việt và phần mềm diệt virus BitDefender...
Các dòng máy tính áp dụng trong chương trình này đều sử dụng các bộ vi xử lý tiên tiến của Intel: bộ vi xử lý Intel Pentium Dual Core và Intel Core™ i3-2310, đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Trong đó, bộ vi xử lý Intel Core™ i3-2310 với công nghệ siêu phân luồng Intel Hyper-Threading Technology cho khả năng thích ứng cao về hiệu suất hoạt động, từ đó mang lại khả năng điện toán thông minh hơn. Bộ vi xử lý Intel Pentium Dual Core được sản xuất trên công nghệ tiên tiến, cho phép hiệu suất hoạt động của hệ thống tốt hơn trong khi giảm thiểu điện năng tiêu thụ.
"Kỹ năng sử dụng máy tính và các thiết bị CNTT của mỗi người dân có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thịnh vượng, tăng cường tính cạnh tranh quốc gia. Thông qua chương trình "Đồng hành cùng giáo dục”, Intel mong muốn thúc đẩy việc tăng nhanh hơn nữa số người sở hữu máy tính và nâng cao khả năng vận dụng tin học vào cuộc sống tại Việt Nam, đặc biệt là đối với những đối tượng có thu nhập thấp như học sinh, sinh viên và người dân nông thôn", ông Phạm Đỗ Tuấn, Giám đốc Intel Việt Nam chia sẻ.
Từ nay đến hết ngày 31/10, chương trình "Đồng hành cùng giáo dục" do Intel, VNPT và Samsung đồng triển khai sẽ được áp dụng tại các điểm giao dịch và cửa hàng của VNPT tại 18 tỉnh thành. Danh sách 18 tỉnh thành bao gồm: Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Cần Thơ, Hậu Giang, Bình Thuận. Mọi thông tin chi tiết về chương trình được đăng tải tại đây.
(Nguồn: Intel)