Trong một bài báo đăng trên tạp chí PLoS ONE, giáo sư Roger Seymour thuộc Trường Đại học School of Earth and Environmental Sciences cho rằng, nếu khủng long là loài máu lạnh nó sẽ không có sức mạnh cơ bắp cần thiết để bắt con mồi và chiếm nhiều ưu thế so với động vật có vú như nó đã làm trong suốt kỷ Mesozoi, theo ScienceDaily.
"Phần lớn những gì chúng ta biết về khủng long chủ yếu qua hóa thạch, nhưng câu hỏi khủng long là loài máu nóng hay máu lạnh vẫn đang tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa học", giáo sư Seymour nói.
Một số nhà khoa học cho rằng, với kích thước lớn, khủng long máu lạnh có thể tạo ra nhiệt độ cơ thể thông qua đốt cháy năng lượng thực phẩm như động vật máu nóng.
Trong bài báo của mình, giáo sư Seymour đã tìm hiểu xem có bao nhiêu sức mạnh cơ bắp có thể được tạo ra bởi một con khủng long nếu nó là động vật máu lạnh giống cá sấu, và khủng long máu nóng có cùng kích thước.
Cá sấu có khối lượng hơn một tấn và có khoảng 50% là cơ bắp, nó nổi tiếng là một loài động vât cực kỳ mạnh mẽ.
Theo kết quả nghiên cứu của giáo sư Seymour và các cộng sự tại Đại học Monash, Đại học California và Cơ quan quản lý động vật hoang dã quốc tế, một con cá sấu nặng 200 kg chỉ có thể tạo ra khoảng 14% sức mạnh cơ bắp so với động vật có vú có cùng kích thước và tỷ lệ này giảm đi khi kích thước cơ thể lớn hơn.
"Mặc dù ấn tượng rằng những con con cá sấu máu lạnh là loài động vật cực kỳ mạnh mẽ, nhưng một con khủng long có máu lạnh giống cá sấu không thể cạnh tranh tốt với khủng long máu nóng giống như động vật có vú”, giáo sư Seymour cho hay.
Theo vị giáo sư này, khủng long thống trị động vật có vú ở các hệ sinh thái trên cạn thời kỳ Đại Trung Sinh. Để làm được điều đó nó phải có sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng lớn, điều này chỉ có thể giải thích khi khủng long là động vật máu nóng.
Bằng chứng mới nhất của giáo sư Seymour cho biết thêm khủng long có nhiều hoạt động hơn động vật có vú thời kỳ đó.
Lê Hùng