Khu vườn nằm trên sân thượng của tòa nhà chung cư ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Hoà sử dụng hơn hai năm nay, trên đó trồng đủ loại rau trái và hoa cỏ, thoả mục đích sống gần gũi với thiên nhiên.
Khu vườn nằm trên sân thượng của tòa nhà chung cư ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Hoà sử dụng hơn hai năm nay, trên đó trồng đủ loại rau trái và hoa cỏ, thoả mục đích sống gần gũi với thiên nhiên.
Sân thượng này có diện tích hơn 2.000 m2. Men theo các góc tường, anh Hòa trồng tre xung quanh.
"Vốn là một kỹ sư thiết kế tiểu cảnh thuỷ sinh sân vườn, tôi luôn muốn xây dựng vườn trên nóc chung cư. Vì vậy, khi chuyển về đây ở tôi đặt vấn đề này với ban quản lý, đảm bảo với họ sẽ thiết kế vườn cây không ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật của toà nhà", người đàn ông 46 tuổi cho biết.
Sân thượng này có diện tích hơn 2.000 m2. Men theo các góc tường, anh Hòa trồng tre xung quanh.
"Vốn là một kỹ sư thiết kế tiểu cảnh thuỷ sinh sân vườn, tôi luôn muốn xây dựng vườn trên nóc chung cư. Vì vậy, khi chuyển về đây ở tôi đặt vấn đề này với ban quản lý, đảm bảo với họ sẽ thiết kế vườn cây không ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật của toà nhà", người đàn ông 46 tuổi cho biết.
Tận dụng hệ thống giàn kỹ thuật có sẵn, anh Hoà trồng cây dây leo như sử quân tử, hoa đậu biếc... phía dưới để nhiều chậu cây, hoa tạo thành một lối đi xanh mát dài gần 100 m.
"Việc trồng cây trên nóc chung cư tiện hơn ở sân thượng nhà phố hay ban công vì diện tích rộng, nhiều nắng, ít sâu bọ, dễ chăm sóc. Tuy nhiên vì ở tầng cao gió nhiều nên rau hay bị thổi dập, nhiều chậu cây đổ vỡ", chủ vườn nói.
Tận dụng hệ thống giàn kỹ thuật có sẵn, anh Hoà trồng cây dây leo như sử quân tử, hoa đậu biếc... phía dưới để nhiều chậu cây, hoa tạo thành một lối đi xanh mát dài gần 100 m.
"Việc trồng cây trên nóc chung cư tiện hơn ở sân thượng nhà phố hay ban công vì diện tích rộng, nhiều nắng, ít sâu bọ, dễ chăm sóc. Tuy nhiên vì ở tầng cao gió nhiều nên rau hay bị thổi dập, nhiều chậu cây đổ vỡ", chủ vườn nói.
Anh Hoà cùng vợ - chị Lê Hồng Anh - thu hoạch rau cải được trồng bằng mô hình khí canh trên sân thượng.
Anh cho biết, để đảm bảo an toàn hệ thống kỹ thuật, chống thấm, không bị tắc đường thoát nước, vệ sinh... trên sân thượng chung cư nên phải trồng cây trong chậu hoặc theo phương pháp khí canh.
"Trồng rau là điều tôi làm đầu tiên khi thiết kế khu vườn sân thượng. Tôi chọn khí canh dù hình thức này khá tốn kém nhưng tiết kiệm diện tích, trồng được hữu cơ và nhiều loại rau cùng lúc. Mỗi ngày gia đình đều đủ rau sạch ăn và bán cho cả cư dân", anh Hoà nói.
Anh Hoà cùng vợ - chị Lê Hồng Anh - thu hoạch rau cải được trồng bằng mô hình khí canh trên sân thượng.
Anh cho biết, để đảm bảo an toàn hệ thống kỹ thuật, chống thấm, không bị tắc đường thoát nước, vệ sinh... trên sân thượng chung cư nên phải trồng cây trong chậu hoặc theo phương pháp khí canh.
"Trồng rau là điều tôi làm đầu tiên khi thiết kế khu vườn sân thượng. Tôi chọn khí canh dù hình thức này khá tốn kém nhưng tiết kiệm diện tích, trồng được hữu cơ và nhiều loại rau cùng lúc. Mỗi ngày gia đình đều đủ rau sạch ăn và bán cho cả cư dân", anh Hoà nói.
Khu vườn được chia ra thành nhiều khu vực như: rau thuỷ canh, bonsai, khu trồng sen, cây ăn trái, vườn mai và khu vui chơi. Trong đó, sen là mô hình được chủ vườn bỏ nhiều công sức chăm sóc. Hồ sen được phủ bạt nhằm chống thấm, thả cá, trồng lục bình...
Mỗi ngày hai vợ chồng đều lội hồ hái sen, súng để cắm hoa. Chị Lê Hồng Anh cũng không đi làm để dành toàn bộ thời gian chăm sóc khu vườn tâm huyết.
Khu vườn được chia ra thành nhiều khu vực như: rau thuỷ canh, bonsai, khu trồng sen, cây ăn trái, vườn mai và khu vui chơi. Trong đó, sen là mô hình được chủ vườn bỏ nhiều công sức chăm sóc. Hồ sen được phủ bạt nhằm chống thấm, thả cá, trồng lục bình...
Mỗi ngày hai vợ chồng đều lội hồ hái sen, súng để cắm hoa. Chị Lê Hồng Anh cũng không đi làm để dành toàn bộ thời gian chăm sóc khu vườn tâm huyết.
Khu sen đá với hàng trăm chậu lớn nhỏ, trong đó có những cây giá trị tiền triệu.
Giá trị hơn cả trong khu vườn là khu trồng bonsai do anh Hoà tự tay tạo hình. Một số chậu có giá 100 triệu đồng, nhiều người hỏi mua nhưng chủ nhân không bán.
Giá trị hơn cả trong khu vườn là khu trồng bonsai do anh Hoà tự tay tạo hình. Một số chậu có giá 100 triệu đồng, nhiều người hỏi mua nhưng chủ nhân không bán.
Anh Hoà hướng dẫn con gái hái lựu trồng trong chậu. Nhiều cây khác như ổi, siro, táo, ớt... cũng cho trái thường xuyên.
Anh Hoà hướng dẫn con gái hái lựu trồng trong chậu. Nhiều cây khác như ổi, siro, táo, ớt... cũng cho trái thường xuyên.
Những bầy ong từ thiên nhiên kéo đến khu vườn làm tổ trên cây si rô. Ngoài ra, anh Hoà còn chủ động nuôi thêm ong, mục đích để thụ phấn hoa.
Những bầy ong từ thiên nhiên kéo đến khu vườn làm tổ trên cây si rô. Ngoài ra, anh Hoà còn chủ động nuôi thêm ong, mục đích để thụ phấn hoa.
Vì khu vườn rộng, cần chăm sóc mỗi ngày nên hai vợ chồng phải thuê thêm một người làm. Mỗi tháng, tiền vận hành, trả công người làm khoảng 20 triệu đồng.
Vì khu vườn rộng, cần chăm sóc mỗi ngày nên hai vợ chồng phải thuê thêm một người làm. Mỗi tháng, tiền vận hành, trả công người làm khoảng 20 triệu đồng.
Sau giờ làm, hầu như hai vợ chồng chỉ ở sân vườn và chăm sóc cây, uống trà, ngắm cảnh, hóng gió...
"Sắp tới tôi sẽ trồng thêm nhiều loại cây khác. Tôi hy vọng nhiều chung cư khác ở thành phố cũng sớm được phủ xanh thay vì những khối bê tông khô cứng", anh Hoà nói.
Sau giờ làm, hầu như hai vợ chồng chỉ ở sân vườn và chăm sóc cây, uống trà, ngắm cảnh, hóng gió...
"Sắp tới tôi sẽ trồng thêm nhiều loại cây khác. Tôi hy vọng nhiều chung cư khác ở thành phố cũng sớm được phủ xanh thay vì những khối bê tông khô cứng", anh Hoà nói.
Quỳnh Trần