Chị Huyến là người có sở thích làm vườn, yêu cây cối nên từ nhiều năm trước đã bắt đầu trồng hoa lan, hoa hồng... trong vườn. Tuy nhiên những loại cây ấy rất khó chăm, hay chết. Tình cờ, một lần được người quen giới thiệu hai loại cây là Không khí và dứa Nam Mỹ, chị Huyến bắt đầu trồng và tự thiết kế khu vườn cho riêng mình.
"Tính ra lúc trước tôi cũng 'phá của' dữ lắm vì trồng rất nhiều lan, hồng, chăm rất cực nhưng không sống. Sáu năm nay chuyển sang 2 giống cây tôi ít khi thấy chết mà chỉ thấy sinh sôi, lại dễ chăm sóc", chị Huyến cười.
Chị Huyến là người có sở thích làm vườn, yêu cây cối nên từ nhiều năm trước đã bắt đầu trồng hoa lan, hoa hồng... trong vườn. Tuy nhiên những loại cây ấy rất khó chăm, hay chết. Tình cờ, một lần được người quen giới thiệu hai loại cây là Không khí và dứa Nam Mỹ, chị Huyến bắt đầu trồng và tự thiết kế khu vườn cho riêng mình.
"Tính ra lúc trước tôi cũng 'phá của' dữ lắm vì trồng rất nhiều lan, hồng, chăm rất cực nhưng không sống. Sáu năm nay chuyển sang 2 giống cây tôi ít khi thấy chết mà chỉ thấy sinh sôi, lại dễ chăm sóc", chị Huyến cười.
Tuy chỉ có hai giống cây chủ đạo nhưng khu vườn của chị không hề đơn điệu, buồn tẻ mà trái lại rất sinh động bởi mỗi giống cây lại có gần chục loại khác nhau với nhiều hình dáng, màu sắc đa dạng.
Cây Không khí (Tillandsia) là loại cây có hình dáng gần giống cây dứa, chủ yếu sinh sống ở vùng núi Nam và Trung Mỹ. Loại cây này không cần trồng trong môi trường đất hay giá thể mà có thể sống trong không khí chỉ cần chút sương sớm.
Cả hai loại cây này đều ít rụng hoa, rụng lá. Mỗi ngày chị Huyến dành khoảng 2 tiếng vào hai buổi sáng, chiều để chăm sóc cây, chủ yếu là tưới.
Tuy chỉ có hai giống cây chủ đạo nhưng khu vườn của chị không hề đơn điệu, buồn tẻ mà trái lại rất sinh động bởi mỗi giống cây lại có gần chục loại khác nhau với nhiều hình dáng, màu sắc đa dạng.
Cây Không khí (Tillandsia) là loại cây có hình dáng gần giống cây dứa, chủ yếu sinh sống ở vùng núi Nam và Trung Mỹ. Loại cây này không cần trồng trong môi trường đất hay giá thể mà có thể sống trong không khí chỉ cần chút sương sớm.
Cả hai loại cây này đều ít rụng hoa, rụng lá. Mỗi ngày chị Huyến dành khoảng 2 tiếng vào hai buổi sáng, chiều để chăm sóc cây, chủ yếu là tưới.
Chị giăng dây treo những cây Không khí lên trên để hưởng nắng gió, mỗi ngày chỉ cần tưới một lần. Dứa Nam Mỹ cần ít nắng, nhiều nước hơn nên được đặt phía dưới để tiện chăm sóc. Dọc tường bao, chị trồng hơn chục cây kè có thân cao gần chục mét để tạo bóng mát vừa phải lại giúp thông thoáng lối đi thay vì chọn trồng những loại cây cổ thụ um tùm.
Tuy những cây Không khí được treo cao nhưng chị Huyến không lắp đặt hệ thống tưới tự động bởi theo chị tự mình tưới cây, nhìn ngắm chúng mỗi ngày là niềm vui của người chăm sóc. "Hơn nữa, tự tay mình tưới sẽ điều chỉnh được lượng nước vừa đủ mà mỗi loại cây cần để sinh trưởng", chị chia sẻ.
Chị giăng dây treo những cây Không khí lên trên để hưởng nắng gió, mỗi ngày chỉ cần tưới một lần. Dứa Nam Mỹ cần ít nắng, nhiều nước hơn nên được đặt phía dưới để tiện chăm sóc. Dọc tường bao, chị trồng hơn chục cây kè có thân cao gần chục mét để tạo bóng mát vừa phải lại giúp thông thoáng lối đi thay vì chọn trồng những loại cây cổ thụ um tùm.
Tuy những cây Không khí được treo cao nhưng chị Huyến không lắp đặt hệ thống tưới tự động bởi theo chị tự mình tưới cây, nhìn ngắm chúng mỗi ngày là niềm vui của người chăm sóc. "Hơn nữa, tự tay mình tưới sẽ điều chỉnh được lượng nước vừa đủ mà mỗi loại cây cần để sinh trưởng", chị chia sẻ.
Cây Không khí nữ hoàng được chị Huyến mua ở Thái Lan, từ một nhánh chỉ bé bằng bàn tay, mất 2-3 năm để cây lớn và rũ dài như thế này. Cây cũng đâm nhiều nhánh con nên chị Huyến thường chiết ra để làm đầy khu vườn và tặng bạn bè. Khoảng một năm nếu thấy cây mẹ già cỗi chị Huyến sẽ ngắt bỏ đi thế chỗ để những nhánh con phát triển.
Cây Không khí nữ hoàng được chị Huyến mua ở Thái Lan, từ một nhánh chỉ bé bằng bàn tay, mất 2-3 năm để cây lớn và rũ dài như thế này. Cây cũng đâm nhiều nhánh con nên chị Huyến thường chiết ra để làm đầy khu vườn và tặng bạn bè. Khoảng một năm nếu thấy cây mẹ già cỗi chị Huyến sẽ ngắt bỏ đi thế chỗ để những nhánh con phát triển.
Cây Không khí kim yến được chị Huyến kết từng nhánh nhỏ lại thành một khối hình cầu rồi treo lên dây. Mỗi năm cây ra hoa một lần và hơn hai tháng mới tàn. Những đợt gió lớn, những chùm cây lơ lửng giống những chiếc chuông gió.
Cây Không khí kim yến được chị Huyến kết từng nhánh nhỏ lại thành một khối hình cầu rồi treo lên dây. Mỗi năm cây ra hoa một lần và hơn hai tháng mới tàn. Những đợt gió lớn, những chùm cây lơ lửng giống những chiếc chuông gió.
Những cây dứa Nam Mỹ có rất nhiều màu sắc bắt mắt không thua kém các loại hoa. Chính vì vậy mà chị Huyến thường nói vui rằng: "Trồng một mà được hai".
Những cây dứa Nam Mỹ có rất nhiều màu sắc bắt mắt không thua kém các loại hoa. Chính vì vậy mà chị Huyến thường nói vui rằng: "Trồng một mà được hai".
Tuy nhiên, họ dứa thường có gai trên lá nên hầu như ngày nào chăm cây chị Huyến cũng bị gai làm xước tay.
"Tuy trong vườn có đến hàng chục loại dứa khác nhau nhưng tôi không nhớ nổi hết tên từng loại. Mỗi lần dùng vòi nước tưới vào gốc từng cây, thấy mình hay tự cười một mình là tôi biết mình đang thấy rất thoải mái. Tôi nghĩ chăm sóc cây là để thư giãn đầu óc, tôi không cố nhớ, thuộc tên từng loại để làm gì.", chị Huyến tâm sự.
Tuy nhiên, họ dứa thường có gai trên lá nên hầu như ngày nào chăm cây chị Huyến cũng bị gai làm xước tay.
"Tuy trong vườn có đến hàng chục loại dứa khác nhau nhưng tôi không nhớ nổi hết tên từng loại. Mỗi lần dùng vòi nước tưới vào gốc từng cây, thấy mình hay tự cười một mình là tôi biết mình đang thấy rất thoải mái. Tôi nghĩ chăm sóc cây là để thư giãn đầu óc, tôi không cố nhớ, thuộc tên từng loại để làm gì.", chị Huyến tâm sự.
Chị Huyến phủ xanh bức tường bê tông bao quanh khu vườn bằng loại cây thằn lằn. Ngoài việc treo cây Không khí lên dây, chị Huyến còn dùng những gốc lũa làm giá thể để phối hợp nhiều loại cây lên đó.
Chị Huyến phủ xanh bức tường bê tông bao quanh khu vườn bằng loại cây thằn lằn. Ngoài việc treo cây Không khí lên dây, chị Huyến còn dùng những gốc lũa làm giá thể để phối hợp nhiều loại cây lên đó.
Hồ cá koi được đặt giữa khu vườn, chị Huyến dùng đá, gốc lũa để tạo hình rồi đặt những loại cây lên. "Tôi thích trồng cây còn chồng tôi thích nuôi cá. Chúng tôi tôn trọng và ủng hộ đam mê của nhau.", chị Huyến chia sẻ.
Hồ cá koi được đặt giữa khu vườn, chị Huyến dùng đá, gốc lũa để tạo hình rồi đặt những loại cây lên. "Tôi thích trồng cây còn chồng tôi thích nuôi cá. Chúng tôi tôn trọng và ủng hộ đam mê của nhau.", chị Huyến chia sẻ.
Gia đình chị Huyến đang nuôi khoảng 20 con cá koi đủ màu sắc. Sợ ảnh hưởng đến đàn cá nên chị Huyến hoàn toàn không sử dụng những phân bón hay chất hóa học để chăm cây. Thỉnh thoảng chỉ bổ sung một chút dinh dưỡng B1 cho những cây ở xa hồ.
Gia đình chị Huyến đang nuôi khoảng 20 con cá koi đủ màu sắc. Sợ ảnh hưởng đến đàn cá nên chị Huyến hoàn toàn không sử dụng những phân bón hay chất hóa học để chăm cây. Thỉnh thoảng chỉ bổ sung một chút dinh dưỡng B1 cho những cây ở xa hồ.
Khu vườn không chỉ là không gian thư giãn của cả nhà mà còn là địa điểm gặp mặt bạn bè của vợ chồng chị Huyến thay vì đến quán cà phê như trước.
Khu vườn không chỉ là không gian thư giãn của cả nhà mà còn là địa điểm gặp mặt bạn bè của vợ chồng chị Huyến thay vì đến quán cà phê như trước.
Diệp Phan
Ảnh: Nhân vật cung cấp