Kinh doanh thực phẩm sạch và mở xưởng gia công đồ gia công xuất khẩu nên cuộc sống của chị Tuyết Hoa rất bận rộn và áp lực. Từ năm 2019, chị thường bị tụt canxi, kali máu, tháng nào cũng phải nhập viện.
Người phụ nữ đi khám nhiều nơi trong suốt hai năm, cuối cùng tìm ra nguyên nhân là do rối loạn lo âu, một dạng của trầm cảm. Bác sĩ tâm lý khuyên chị làm việc vừa phải, tập thể thao, ngồi thiền và quay trở về với thiên nhiên.
"Ở giữa thành phố, để gần gũi màu xanh cây cỏ mỗi ngày không phải dễ, vì thế ông xã hỗ trợ tôi biến sân thượng để không thành khu vườn trồng rau", chị Hoa, ở Hòa Minh, quận Liên Chiểu nói.
Kinh doanh thực phẩm sạch và mở xưởng gia công đồ gia công xuất khẩu nên cuộc sống của chị Tuyết Hoa rất bận rộn và áp lực. Từ năm 2019, chị thường bị tụt canxi, kali máu, tháng nào cũng phải nhập viện.
Người phụ nữ đi khám nhiều nơi trong suốt hai năm, cuối cùng tìm ra nguyên nhân là do rối loạn lo âu, một dạng của trầm cảm. Bác sĩ tâm lý khuyên chị làm việc vừa phải, tập thể thao, ngồi thiền và quay trở về với thiên nhiên.
"Ở giữa thành phố, để gần gũi màu xanh cây cỏ mỗi ngày không phải dễ, vì thế ông xã hỗ trợ tôi biến sân thượng để không thành khu vườn trồng rau", chị Hoa, ở Hòa Minh, quận Liên Chiểu nói.
Sân thượng có diện tích 55 m2. Quá trình làm vườn chia làm hai giai đoạn. Năm 2022 vợ chồng chị làm chống thấm, khung giàn và kệ, chậu cho vườn kiên cố và bài bản, sau đó bắt đầu trồng rau quả.
Tuy nhiên thời tiết ở ven biển nắng gắt, gió mạnh, đặc biệt rất nhiều chim nên dù chị chăm chỉ và có kinh nghiệm trồng trọt, thành quả thu được cũng không bao nhiều.
Từ đầu 2023 đến nay, chị đầu tư làm nhà lưới và hệ thống mái che di động giúp vườn tránh được mưa lớn, nắng to, các loại côn trùng, chuột bọ mà vẫn thông thoáng.
Sân thượng có diện tích 55 m2. Quá trình làm vườn chia làm hai giai đoạn. Năm 2022 vợ chồng chị làm chống thấm, khung giàn và kệ, chậu cho vườn kiên cố và bài bản, sau đó bắt đầu trồng rau quả.
Tuy nhiên thời tiết ở ven biển nắng gắt, gió mạnh, đặc biệt rất nhiều chim nên dù chị chăm chỉ và có kinh nghiệm trồng trọt, thành quả thu được cũng không bao nhiều.
Từ đầu 2023 đến nay, chị đầu tư làm nhà lưới và hệ thống mái che di động giúp vườn tránh được mưa lớn, nắng to, các loại côn trùng, chuột bọ mà vẫn thông thoáng.
Làm vườn vốn đã vất vả, để trồng hữu cơ hoàn toàn thì công sức và tâm huyết bỏ ra lớn hơn nhiều lần.
Như khâu trộn đất, sau mỗi mùa trồng chị sẽ xới đất lên, phơi nắng vài hôm rồi tiến hành trộn đất để ủ. Với kích thước chậu 2x1 mét, cao 40 cm, chị bổ sung một kg cám gạo, một kg phân dơi, một kg vỏ trứng, nửa kg phân gà viên, 4-5 kg trấu hun. Sau đó tưới ẩm và đậy lại trong 10-15 ngày rồi mới tiến hành trồng.
Cách này kích hoạch được vi khuẩn có lợi, vừa bớt mầm bệnh. Ủ trong thời gian lâu phân hòa quyện vào đất nên khi trồng cây cứ lớn "như thổi".
Làm vườn vốn đã vất vả, để trồng hữu cơ hoàn toàn thì công sức và tâm huyết bỏ ra lớn hơn nhiều lần.
Như khâu trộn đất, sau mỗi mùa trồng chị sẽ xới đất lên, phơi nắng vài hôm rồi tiến hành trộn đất để ủ. Với kích thước chậu 2x1 mét, cao 40 cm, chị bổ sung một kg cám gạo, một kg phân dơi, một kg vỏ trứng, nửa kg phân gà viên, 4-5 kg trấu hun. Sau đó tưới ẩm và đậy lại trong 10-15 ngày rồi mới tiến hành trồng.
Cách này kích hoạch được vi khuẩn có lợi, vừa bớt mầm bệnh. Ủ trong thời gian lâu phân hòa quyện vào đất nên khi trồng cây cứ lớn "như thổi".
Canh tác hữu cơ nên phòng bệnh rất quan trọng. Có nhiều cách phòng bệnh gồm dung dịch tỏi, ớt với rượu trị sâu bọ; nước vôi trong trị nấm trắng, tinh dầu nem trị trĩ. Cứ trung bình 5 ngày một lần chị Hoa phun xen kẽ các dung dịch này cho toàn bộ vườn, đồng thời tỉa lá già liên tục để thông thoáng. Hàng ngày chị phải quan sát, kịp thời phát hiện các dấu hiệu sâu bệnh để xử lý.
Canh tác hữu cơ nên phòng bệnh rất quan trọng. Có nhiều cách phòng bệnh gồm dung dịch tỏi, ớt với rượu trị sâu bọ; nước vôi trong trị nấm trắng, tinh dầu nem trị trĩ. Cứ trung bình 5 ngày một lần chị Hoa phun xen kẽ các dung dịch này cho toàn bộ vườn, đồng thời tỉa lá già liên tục để thông thoáng. Hàng ngày chị phải quan sát, kịp thời phát hiện các dấu hiệu sâu bệnh để xử lý.
Như năm ngoái có đợt bận việc không chú ý, chị buộc phải nhổ toàn bộ 15 cây cà chua bạch tuộc đã lên giàn vì bị nhện đỏ, xoắn lá. Có đợt cũng phải nhổ cả giàn bí bơ đang đương quả vì bị bệnh nấm trắng, bởi nếu không, sâu bệnh sẽ lan ra cả vườn.
Để trồng thành công, buộc phải hiểu ngôn ngữ từng loại rau củ quả. Từ mướp, bí, khổ qua, dưa lưới, dưa chuột, mỗi loại lại có nhiều giống và cách chăm sóc khác nhau. Chị Hoa đọc sách, xem video, học hỏi từ người đi trước rồi ghi chép lại như thời còn đi học.
Nhờ có kiến thức, bất cứ vấn đề nào trong quá trình sinh trưởng của cây chị đều năm rõ. Ví dụ như đợt Tết vừa rồi về quê lên, giàn cà chua rụng hết hoa. "Nông dân sân thượng" này ngay lập tức bổ sung thêm dịch chuối và vỏ trứng để cung cấp canxi, kali cho cây, nhờ đó giàn đậu quả trở lại.
Như năm ngoái có đợt bận việc không chú ý, chị buộc phải nhổ toàn bộ 15 cây cà chua bạch tuộc đã lên giàn vì bị nhện đỏ, xoắn lá. Có đợt cũng phải nhổ cả giàn bí bơ đang đương quả vì bị bệnh nấm trắng, bởi nếu không, sâu bệnh sẽ lan ra cả vườn.
Để trồng thành công, buộc phải hiểu ngôn ngữ từng loại rau củ quả. Từ mướp, bí, khổ qua, dưa lưới, dưa chuột, mỗi loại lại có nhiều giống và cách chăm sóc khác nhau. Chị Hoa đọc sách, xem video, học hỏi từ người đi trước rồi ghi chép lại như thời còn đi học.
Nhờ có kiến thức, bất cứ vấn đề nào trong quá trình sinh trưởng của cây chị đều năm rõ. Ví dụ như đợt Tết vừa rồi về quê lên, giàn cà chua rụng hết hoa. "Nông dân sân thượng" này ngay lập tức bổ sung thêm dịch chuối và vỏ trứng để cung cấp canxi, kali cho cây, nhờ đó giàn đậu quả trở lại.
Bằng việc làm vườn chăm chỉ, tỉ mỉ và kỷ luật, chị Tuyết Hoa trồng cây rau, quả gì cũng tươi tốt, bội thu. Hè 2023, chị trồng có hai cây mướp đắng trái tim mà được tới 400 quả. Chỉ một giàn bí ngô mặt trời và bí hạt dẻ cho cả trăm quả. Màu cam và xanh xen kẽ tạo nên giàn lúc lỉu, đẹp không thể rời mắt.
"Cứ nghĩ đến những giàn bầu, bí, mướp, khổ qua sai trĩu năm ngoái là tôi háo hức, chỉ muốn nhanh tới mùa hè để được trồng", chị chia sẻ.
Bằng việc làm vườn chăm chỉ, tỉ mỉ và kỷ luật, chị Tuyết Hoa trồng cây rau, quả gì cũng tươi tốt, bội thu. Hè 2023, chị trồng có hai cây mướp đắng trái tim mà được tới 400 quả. Chỉ một giàn bí ngô mặt trời và bí hạt dẻ cho cả trăm quả. Màu cam và xanh xen kẽ tạo nên giàn lúc lỉu, đẹp không thể rời mắt.
"Cứ nghĩ đến những giàn bầu, bí, mướp, khổ qua sai trĩu năm ngoái là tôi háo hức, chỉ muốn nhanh tới mùa hè để được trồng", chị chia sẻ.
Mặc dù công sức và chi phí bỏ ra lớn, gia đình chị Hoa có niềm hạnh phúc không thể đo đếm là có rau quả sạch để ăn. Tủ lạnh được giải phóng không bao giờ phải chứa rau xanh, cứ đến bữa thì lên vườn hái xuống nấu. Chị có rau để ăn sống, uống nước ép mỗi ngày.
Mặc dù công sức và chi phí bỏ ra lớn, gia đình chị Hoa có niềm hạnh phúc không thể đo đếm là có rau quả sạch để ăn. Tủ lạnh được giải phóng không bao giờ phải chứa rau xanh, cứ đến bữa thì lên vườn hái xuống nấu. Chị có rau để ăn sống, uống nước ép mỗi ngày.
Khu vườn trở thành nơi lý tưởng để khoe mỗi khi khách tới thăm nhà, tổ chức tiệc nướng; là nơi hai vợ chồng chị có một không gian để đọc sách, thư giãn sau một ngày làm việc. "Ở thành phố chúng tôi may mắn có một chốn thiên đàng, mặt trước nhìn ra biển, sau lưng là núi, còn nơi chúng tôi dừng chân là khu vườn xanh mướt, trong lành", chị nói.
Khu vườn trở thành nơi lý tưởng để khoe mỗi khi khách tới thăm nhà, tổ chức tiệc nướng; là nơi hai vợ chồng chị có một không gian để đọc sách, thư giãn sau một ngày làm việc. "Ở thành phố chúng tôi may mắn có một chốn thiên đàng, mặt trước nhìn ra biển, sau lưng là núi, còn nơi chúng tôi dừng chân là khu vườn xanh mướt, trong lành", chị nói.
Làm vườn dạy cho chị Hoa nhiều thứ. Chị bớt đi tính cầu toàn, khi trồng cây thất bại cũng không đổ lỗi cho bản thân. Chị thấy mình trở nên khiêm tốn hơn và cũng kiên cường hơn. Như vụ năm nay, chị trồng chục gốc cà chua bạch tuộc mà chết dần chỉ còn một gốc. Chị vẫn chăm bón nó kiên trì, để rồi giàn trĩu quả. Cuối tuần qua chị vừa thu hoạch gần nửa giàn, được 15 kg.
Làm vườn dạy cho chị Hoa nhiều thứ. Chị bớt đi tính cầu toàn, khi trồng cây thất bại cũng không đổ lỗi cho bản thân. Chị thấy mình trở nên khiêm tốn hơn và cũng kiên cường hơn. Như vụ năm nay, chị trồng chục gốc cà chua bạch tuộc mà chết dần chỉ còn một gốc. Chị vẫn chăm bón nó kiên trì, để rồi giàn trĩu quả. Cuối tuần qua chị vừa thu hoạch gần nửa giàn, được 15 kg.
Hơn hết, vườn giúp bệnh trầm cảm của chị tự biến mất. Mỗi ngày được tiếp xúc với nắng, với gió và màu xanh cây cỏ giúp chị khỏe ra. Từ lúc cây còn là chồi non đến khi hái quả, bao nhiêu hy vọng dồn vào đó, niềm vui cũng lớn dần lên. Cuộc sống đơn điệu trước đây, giờ muôn màu sắc.
"Vào thời điểm bắt đầu làm vườn tôi đang phải dùng thuốc trầm cảm, sức khỏe yếu tới độ không ngủ được, muốn đi lại cũng phải nhờ chồng. Giờ ai nhìn thấy cũng nói khuôn mặt tôi tràn đầy năng lượng", chị chia sẻ.
Hơn hết, vườn giúp bệnh trầm cảm của chị tự biến mất. Mỗi ngày được tiếp xúc với nắng, với gió và màu xanh cây cỏ giúp chị khỏe ra. Từ lúc cây còn là chồi non đến khi hái quả, bao nhiêu hy vọng dồn vào đó, niềm vui cũng lớn dần lên. Cuộc sống đơn điệu trước đây, giờ muôn màu sắc.
"Vào thời điểm bắt đầu làm vườn tôi đang phải dùng thuốc trầm cảm, sức khỏe yếu tới độ không ngủ được, muốn đi lại cũng phải nhờ chồng. Giờ ai nhìn thấy cũng nói khuôn mặt tôi tràn đầy năng lượng", chị chia sẻ.
Câu chuyện làm khu vườn để chữa trầm cảm của chị Tuyết Hoa đã truyền cảm hứng cho nhiều người qua các mạng xã hội. Một phụ nữ trẻ ở cạnh nhà chị bị trầm cảm sau sinh, suy nghĩ tiêu cực. Từ khi kết nối với chị Hoa, cô bắt đầu làm vườn, tập thể thao nhẹ, phơi nắng, ngủ sớm và sống trong tỉnh thức, không lo ngày mai, tiếc ngày qua. Đến giờ sau 7 tháng cô đã đi làm lại và không còn tình trạng bệnh nữa.
Riêng chị Hoa, hai năm nay tháng nào cũng ươm cây để tặng cho những người theo dõi mình trồng trong vườn của họ. "Giờ động lực làm vườn của tôi còn là để lan tỏa các kiến thức trồng trọt và truyền cảm hứng cho mọi người tự xây dựng khu vườn của riêng mình", chị Tuyết Hoa nói.
Câu chuyện làm khu vườn để chữa trầm cảm của chị Tuyết Hoa đã truyền cảm hứng cho nhiều người qua các mạng xã hội. Một phụ nữ trẻ ở cạnh nhà chị bị trầm cảm sau sinh, suy nghĩ tiêu cực. Từ khi kết nối với chị Hoa, cô bắt đầu làm vườn, tập thể thao nhẹ, phơi nắng, ngủ sớm và sống trong tỉnh thức, không lo ngày mai, tiếc ngày qua. Đến giờ sau 7 tháng cô đã đi làm lại và không còn tình trạng bệnh nữa.
Riêng chị Hoa, hai năm nay tháng nào cũng ươm cây để tặng cho những người theo dõi mình trồng trong vườn của họ. "Giờ động lực làm vườn của tôi còn là để lan tỏa các kiến thức trồng trọt và truyền cảm hứng cho mọi người tự xây dựng khu vườn của riêng mình", chị Tuyết Hoa nói.
Phan Dương
Ảnh: Nhân vật cung cấp