Nằm ở công viên 23/9 (quận 1), Central Market là khu thương mại dưới lòng đất đầu tiên ở TP HCM, hoạt động từ năm 2017. Nơi này được cải tạo lại từ hầm gửi xe có diện tích khoảng 10.000 m2, là tổ hợp ăn uống, mua sắm, vui chơi nhộn nhịp từ khi khai trương.
Sau hơn nửa năm đóng cửa do Covid-19, nơi này hoạt động lại từ đầu tháng 11, khi thành phố nới lỏng các biện pháp giãn cách, cho phép bán tại chỗ.
Nằm ở công viên 23/9 (quận 1), Central Market là khu thương mại dưới lòng đất đầu tiên ở TP HCM, hoạt động từ năm 2017. Nơi này được cải tạo lại từ hầm gửi xe có diện tích khoảng 10.000 m2, là tổ hợp ăn uống, mua sắm, vui chơi nhộn nhịp từ khi khai trương.
Sau hơn nửa năm đóng cửa do Covid-19, nơi này hoạt động lại từ đầu tháng 11, khi thành phố nới lỏng các biện pháp giãn cách, cho phép bán tại chỗ.
Tuy nhiên, khu chợ dưới lòng đất này đang trải qua những ngày ế ẩm do Covid-19. Đại diện Central Market cho biết, toàn khu hiện có hơn 100 gian hàng hoạt động, chưa bằng một nửa so với thời điểm trước dịch.
Tối 13/11, cuối tuần nhưng bên trong vắng hoe, các gian hàng ở khu ẩm thực rộng 1.000 m2 phần lớn đều đóng cửa, tắt đèn, bàn ghế xếp chồng lên nhau.
Tuy nhiên, khu chợ dưới lòng đất này đang trải qua những ngày ế ẩm do Covid-19. Đại diện Central Market cho biết, toàn khu hiện có hơn 100 gian hàng hoạt động, chưa bằng một nửa so với thời điểm trước dịch.
Tối 13/11, cuối tuần nhưng bên trong vắng hoe, các gian hàng ở khu ẩm thực rộng 1.000 m2 phần lớn đều đóng cửa, tắt đèn, bàn ghế xếp chồng lên nhau.
Khu ẩm thực có hơn 50 gian hàng nhưng nhiều quầy đã tháo dỡ đồ đạc, ngừng hẳn công việc kinh doanh tại đây từ khi dịch bùng phát.
Khu ẩm thực có hơn 50 gian hàng nhưng nhiều quầy đã tháo dỡ đồ đạc, ngừng hẳn công việc kinh doanh tại đây từ khi dịch bùng phát.
Lớp bụi phủ dày những kệ thuỷ tinh tại một gian hàng ẩm thực, đồ đạc ở đây cũng được dọn đi hết.
Rác thải, bụi bặm còn tồn đọng ở nhiều quầy ăn uống. Các hệ thống dây điện, hút mùi... cũng được tháo dỡ ra khi gian hàng đóng cửa.
Rác thải, bụi bặm còn tồn đọng ở nhiều quầy ăn uống. Các hệ thống dây điện, hút mùi... cũng được tháo dỡ ra khi gian hàng đóng cửa.
Khu ẩm thực, hiện còn 3 gian hàng hoạt động từ đầu tháng 11. Tại một quầy kem, chị Nghi (nhân viên) cho biết: "Cuối tuần mà ế ẩm lắm, cả ngày hôm nay doanh thu chưa đầy 100.000 đồng, quá ít ỏi so với thu nhập tiền triệu trước kia".
Khu ẩm thực, hiện còn 3 gian hàng hoạt động từ đầu tháng 11. Tại một quầy kem, chị Nghi (nhân viên) cho biết: "Cuối tuần mà ế ẩm lắm, cả ngày hôm nay doanh thu chưa đầy 100.000 đồng, quá ít ỏi so với thu nhập tiền triệu trước kia".
Tại một hệ thống lẩu, nướng chưa đầy chục khách vào ăn uống. Nhân viên cho biết, các chủ quán muốn mở lại nhưng doang thu không đủ trả các chi phí vận hành. Nhiều khách xuống thấy hàng quán đóng cửa gần hết cũng đành quay lên.
Tại một hệ thống lẩu, nướng chưa đầy chục khách vào ăn uống. Nhân viên cho biết, các chủ quán muốn mở lại nhưng doang thu không đủ trả các chi phí vận hành. Nhiều khách xuống thấy hàng quán đóng cửa gần hết cũng đành quay lên.
Nhóm bạn của Hồ Thị Ngọc Hiếu (áo xanh, quận Bình Tân) ngày đầu trở lại khu chợ dưới lòng đất ăn uống sau dịch. "Trước dịch, chúng mình hay tới đây vui chơi, mua sắm, cuối tuần đông đúc lắm. Nay trở lại thấy vắng vẻ quá, đi vui chơi mà thưa thớt người thế này cũng hơi buồn", cô gái 25 tuổi nói.
Nhóm bạn của Hồ Thị Ngọc Hiếu (áo xanh, quận Bình Tân) ngày đầu trở lại khu chợ dưới lòng đất ăn uống sau dịch. "Trước dịch, chúng mình hay tới đây vui chơi, mua sắm, cuối tuần đông đúc lắm. Nay trở lại thấy vắng vẻ quá, đi vui chơi mà thưa thớt người thế này cũng hơi buồn", cô gái 25 tuổi nói.
Tại khu mua sắm rộng 2.000 m2 với hơn 100 gian hàng, một nửa đóng cửa, phủ bạt kín mít.
Hàng loạt quầy hàng treo bảng sang nhượng hoặc cho thuê với giá 0 đồng. Theo đại diện Central Market, từ khi dịch bùng phát đã giảm giá thuê 30-50% và vẫn tiếp tục hỗ trợ các chủ hàng duy trì hoạt động.
Hàng loạt quầy hàng treo bảng sang nhượng hoặc cho thuê với giá 0 đồng. Theo đại diện Central Market, từ khi dịch bùng phát đã giảm giá thuê 30-50% và vẫn tiếp tục hỗ trợ các chủ hàng duy trì hoạt động.
Hàng loạt cửa hàng thời trang, quần áo, giày dép... đều treo bảng khuyến mãi, bán đồng giá... để xả hàng tồn và thu hút du khách mua sắm.
Hàng loạt cửa hàng thời trang, quần áo, giày dép... đều treo bảng khuyến mãi, bán đồng giá... để xả hàng tồn và thu hút du khách mua sắm.
20h, còn gần 2 tiếng mới đến giờ ngừng hoạt động nhưng chị Loan vẫn đóng quầy sớm. "Dù đã khuyến mãi nhiều, quản lý chợ đã giảm giá thuê nhưng cả ngày chưa được chục khách mua. Tôi ráng cầm cự, trước là để xả hết hàng tồn kho sau mới tính tiếp được", chủ sạp nói.
Đại diện Central Market thông tin, khách đến với khu mua sắm, ẩm thực giảm mạnh, còn khoảng hơn 100 lượt một ngày. Gần nửa năm đóng cửa do giãn cách xã hội, chi phí duy trì cho trung tâm khoảng 600 triệu/tháng, trong khi không tính tiền thuê sạp, không có nguồn thu.
20h, còn gần 2 tiếng mới đến giờ ngừng hoạt động nhưng chị Loan vẫn đóng quầy sớm. "Dù đã khuyến mãi nhiều, quản lý chợ đã giảm giá thuê nhưng cả ngày chưa được chục khách mua. Tôi ráng cầm cự, trước là để xả hết hàng tồn kho sau mới tính tiếp được", chủ sạp nói.
Đại diện Central Market thông tin, khách đến với khu mua sắm, ẩm thực giảm mạnh, còn khoảng hơn 100 lượt một ngày. Gần nửa năm đóng cửa do giãn cách xã hội, chi phí duy trì cho trung tâm khoảng 600 triệu/tháng, trong khi không tính tiền thuê sạp, không có nguồn thu.
Quỳnh Trần