![]() |
Ảnh minh hoạ vùng bóng tối (Umbra) và nửa tối (Penumbra) tạo bởi bóng trái đất và thời điểm diễn ra nguyệt thực nửa tối (theo quỹ đạo 1). Ảnh: crab0.astr.nthu.edu.tw. |
Nguyệt thực nửa tối bắt đầu lúc 19h14 tối nay và kết thúc lúc 23h51. Việt Nam nằm trong vùng quan sát trọn vẹn hiện tượng trên. Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress, ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, hầu hết các tỉnh phía bắc bầu trời nhiều mây rất khó để quan sát, trong khi các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào khả năng quan sát hiện tượng là khoảng 80 đến 90%.
"Hà Nội không có cơ hội để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú trên", ông Hải nói.
Anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA) nói: "Chúng tôi vừa thông báo hủy kế hoạch quan sát tối nay vì thời tiết ở Hà Nội nhiều mây mù và có mưa".
Nguyệt thực nửa tối diễn ra khi trăng đi vào vùng nửa tối (Penumbra) tạo ra bởi trái đất. Còn nguyệt thực toàn phần hay một phần là khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của hành tinh chúng ta.
Khác với nguyệt thực toàn phần hay một phần, bề mặt của mặt trăng sẽ tối sẫm toàn bộ hay một phần, nguyệt thực nửa tối khó nhận biết hơn vì trăng chỉ tối hơn một chút so với các ngày rằm thông thường. Thay vì sáng rõ, trăng sẽ có màu nhạt hơn giống như bị một lớp mây mỏng che phủ.
![]() |
Điều kiện thời tiết ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, các đám mây đen thể hiện các tỉnh phía bắc rất khó quan sát nguyệt thực nửa tối. Ảnh do VACA cung cấp. |
Hương Thu