Số mẫu này gồm 10 mẫu xét nghiệm được công bố trước đó và 24 mẫu mới đây, cả sống và chín, thu được trên địa bàn 4 tỉnh thành là TP HCM, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai.
Kiểm nghiệm nhằm đánh giá hàm lượng nhôm (để đánh giá sự có mặt của phèn nhôm và magie), silic (đánh giá sự có mặt của bột talc) đều cho kết quả không thấy tồn dư chất độc hại. Ngoài ra, tất cả các mẫu hướng dương được kiểm nghiệm (cả vỏ và nhân hạt) đều không phát hiện được độc tố vi nấm Aflatoxin.
![hat-jpg-1365130569-1365130653_500x0.jpg](https://vcdn1-giadinh.vnecdn.net/2013/04/05/hat-jpg-1365130569-1365130653.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=f3My-A7BCI-Wu8WjLSLD1w)
Trước đó, một số trang báo điện tử đưa tin cơ quan chức năng thành phố Tô Châu, Triết Giang (Trung Quốc) phát hiện 7 loại hạt hướng dương có chứa chất phèn nhôm và bột talc. Bột talc là hóa chất dùng trong công nghiệp để chống dính khuôn. Phèn nhôm có thể giữ cho hạt hướng dương giòn và giữ được vị thơm ngon lâu hơn. Khi vào cơ thể nó rất khó bị đào thải ra ngoài, có thể gây tổn hại cho não, tế bào thần kinh khiến trí nhớ suy giảm... Trong khi đó, bột talc làm cho hạt nhẵn bóng, bắt mắt, nhưng chứa chất gây ung thư.
Vương Linh