Tại sao học đánh vần là có hại, dù là kiểu "phổ thông" hay kiểu "công nghệ"?
1. Đối với trẻ con, việc học dễ dàng nhất là trực quan, nghĩa là thông qua nghe-nhìn-nhớ, lặp lại, trải nghiệm và liên tưởng.
2. Học đánh vần làm cho học sinh phải học thuộc thêm nhiều thứ vô dụng nằm ngoài kiến thức để "học đọc" (phải thuộc bảng quy tắc đánh vần, phải biết một số chữ cái có vài ba tên gọi khác nhau (bờ-bê, gờ-giê-gi, c/k/q thành 'cờ')...
3. Quy tắc đánh vần làm cho việc đọc chữ bị chậm và ngược với tự nhiên rất rối rắm khó học (vần trước phụ âm sau rồi mới ghép thành từ, nếu theo triết lý này đến cùng thì từ "khoai" phải đánh vần theo trình tự: i, a-i-ai, o-ai-oai, khờ-oai-khoai?
4. Chỉ có ở Việt nam mới có kiểu học chữ bằng cách đánh vần, và được nâng thành "lý luận" ở các cuộc "cải cách giáo dục". Với chữ quốc ngữ tiếng Việt - một ngôn ngữ viết sao đọc vậy, rất ít ngoại lệ -có thể dạy trẻ con biết đọc trong vòng một tuần hoặc nhanh hơn, một khi không vướng víu vào bất kỳ bộ quy tắc đánh vần nào.
>> Chia sẻ bài viết của bạn tại đây