Mua hàng tại siêu thị điện thoại di động là xu hướng. (Uworks) |
Khi yêu cầu được xem một mẫu sản phẩm bất kỳ, khách hàng sẽ được những cô nhân viên xinh đẹp giới thiệu trôi chảy về sản phẩm mới. Có trả lại sản phẩm, khách hàng cũng vẫn nhận được câu cảm ơn ngọt ngào.
Anh Trần Tuấn Anh, Giám đốc kinh doanh hệ thống siêu thị Phát Tiến Mobile Mart, nói: "Ai cũng có thể mở siêu thị ĐTDĐ nhưng thành công không chỉ là thiên thời mà còn cả nhân hòa". "Nhân hòa" theo anh Tuấn chính là việc xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ theo hướng chuyên nghiệp. Họ không chỉ đẹp về ngoại hình mà còn cần có nhiều đức tính khác của một nhân viên siêu thị điện thoại: thông thuộc tính năng và cách sử dụng sản phẩm được giao, lúc nào cũng tươi cười, nói năng nhỏ nhẹ, thái độ mềm mỏng...
*Tin nhắn vẫn là dịch vụ số một |
*Nội dung cho 'dế': Ngành kinh doanh béo bở |
*Công nghệ bói toán thời điện thoại di động |
Anh Hoàn, cửa hàng trưởng của Thế Giới Di Động trên đường Nguyễn Đình Chiểu cho biết, mỗi khi có sản phẩm mới, cửa hàng đều cử nhân viên đi tiếp thu tính năng và công nghệ của sản phẩm mới do hãng tổ chức. Khi "học" xong, họ phải về trình bày lại cho đồng nghiệp trong nhóm để thay nhau trả lời những yêu cầu của khách hàng. Chính vì được phục vụ chu đáo nên nhiều khách hàng vẫn lựa chọn siêu thị vì nhiều lý do, trong đó có cả yếu tố phục vụ chu đáo của nhân viên bán hàng.
Nhìn chung, không gian của các siêu thị điện thoại di động trên địa bàn TP HCM hiện nay khá thoáng. Có nơi khách hàng đứng xem trực tiếp từng sản phẩm, nhưng cũng có nơi khách ngả người trên những bộ salon sang trọng xem mẫu sản phẩm trong báo giá. Thích sản phẩm nào, yêu cầu nhân viên lấy sản phẩm đó cho xem. Riêng khách hàng đến với siêu thị AX Mobile, dẫu món hàng chỉ đáng giá vài trăm đồng nhưng lại thấy vui khi được phục vụ một ly nước mát lạnh, vừa giải khát vừa nghe tư vấn về sản phẩm.
Nhiều dịch vụ giá trị gia tăng miễn phí
Siêu thị điện thoại di động có nhiều loại với nhiều mẫu mã khách nhau. (Nec) |
Anh Tường ở quận 10 cho biết, "tôi thích đến mua ở siêu thị hơn. đây không chỉ có đủ mẫu của nhiều hãng để lựa chọn mà khách hàng còn được hưởng những dịch vụ giá trị gia tăng miễn phí cũng như chế độ bảo hành nghiêm túc".
Các siêu thị điện thoại di động không có thời hạn cho những giá trị gia tăng, như: tải hình nền, nhạc chuông, game, ứng dụng... Một nhân viên của Phát Tiến Mobile Mart nói, "chỉ sợ khách hàng không có thời gian mà thôi, chứ có yêu cầu là chúng tôi phục vụ ngay".
Ngoài những nhân viên trực tiếp chăm sóc khách hàng, tất cả các siêu thị đều có nhóm nhân viên kỹ thuật chuyên làm chức năng "convert" (chuyển đổi định dạng) nhạc chuông và hình nền tạo những album "không đụng hàng" để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Ngoài các chương trình khuyến mãi do hãng quy định, các siêu thị điện thoại di động hiện nay đều có những chương trình quảng cáo riêng.
Không lấy mỡ khách "rán" khách
Bán các model đắt tiền lãi hơn. (Mobile9) |
Anh Hùng, nguyên phụ trách kinh doanh của một hãng điện thoại di động tại Việt Nam, cho biết, "theo quy định của hãng, việc đưa giá thế nào là tùy thuộc vào nhà phân phối, hãng không can thiệp". Theo thông tin từ một Giám đốc kinh doanh điện thoại di động, tính bình quân từng gói hàng, mặt hàng, thời điểm, số lượng cam kết... thì các siêu thị lãi khoảng 10%. Một chủ siêu thị tiết lộ, "bán được nhiều model cao cấp, lãi càng tăng. Nhưng nguồn thu quan trọng của các siêu thị chính là tiền thưởng từ doanh số bán hàng".
Cùng một mặt hàng, nhưng giá niêm yết tại các siêu thị khác nhau, thông thường chênh lệch khoảng 50.000 - 100.000 đồng/máy. Có những lúc, vì hấp dẫn từ nguồn tiền thưởng bán hàng của các hãng mà giá tại các siêu thị gần như bằng với giá của hãng đưa ra. Hoặc nếu có cao hơn cũng chỉ đủ sức trang trải cho những chi phí lặt vặt. Ông Tuấn Anh cho biết, chi phí để phục vụ khách hàng là của công ty chấp nhận bỏ ra để giữ chân khách và tìm thêm khách mới. "Chúng tôi không thể tính thêm tiền phục vụ vào giá máy để bắt khách hàng chịu. Khách hàng bây giờ tinh lắm".
(Theo SGTT)