Một người chỉ đóng BHXH 20 năm, dù anh ta đã đi làm được 30 năm nhưng không đóng 10 năm còn lại, trong khi có người mới 55 tuổi nhưng đóng 35 năm BHXH lại chưa được nghỉ hưu vì chưa đủ tuổi hưu? Hoặc nếu nghỉ hưu non thì lại bị trừ 2% mỗi năm khi tính lương. Ngược lại, phần người ta đóng vượt 5 năm lại không có giá trị trong tính lương hưu. Những điều đó mới làm nên bất hợp lý.
Nên chăng sửa lại cách tính lương hưu theo năm đóng BHXH? Tức là nâng mức khống chế về số năm đóng lương hưu nếu đạt 30 năm (hay 35 năm, tùy theo chính sách mà cân đối) thì hưởng đủ lương hưu. Người đạt 60 tuổi là có quyền nghỉ hưu. Nhưng nếu họ còn khỏe và có mong muốn làm việc thì họ có thể tiếp tục làm việc đến 70 tuổi (hoặc hơn nữa tùy theo tuổi thọ trung bình của người Việt).
Việc khống chế tuổi nghỉ hưu đã làm cho nhiều người quá tuổi bị người sử dụng lao động phân biệt cho dù nhiều người vẫn còn rất khỏe và nhiều kinh nghiệm. Khi đó, những người năm nay 60 tuổi nhưng mới có 25 năm đóng bảo hiểm, họ sẽ cố gắng làm việc thêm 5 năm nữa để đủ thời hạn hưởng 100% lương hưu. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian hưởng lương hưu sẽ giảm đi so với thời gian lao động rất đáng kể, giúp công bằng nhất cho đa số các trường hợp.
Những người bị bệnh hay gặp những vấn đề bất khả kháng sẽ được xử lý bằng chính sách phúc lợi xã hội khác. Và chúng nên được tách bạch khỏi vấn đề BHXH, về tiền lương và chế độ nghỉ hưu. Mong rằng, những nhà hoạch định chính sách hay những người làm luật nên nghiên cứu thấu đáo trước khi ban hành.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.