Đồng tiền rủi ro
Tiết kiện tiền là một việc rất nên làm nhưng phải có kiến thức tài chính. Người nghèo với số tiền tiết kiệm nhỏ ở nền kinh tế như Việt Nam thì rất thiệt thòi. Gửi tiết kiệm thì lạm phát cao hơn lãi suất còn mua vàng là trò chơi may rủi mà bạn đang đi ngược với chính sách kinh tế của nhà nước. Nói trên phương diện đầu tư tài chính, đi ngược sóng đồng nghĩa với thua lỗ.
Ngoài ra chúng ta còn phải cảnh giác vấn đề trộm cắp, rồi những "nhân tai" từ đâu rơi xuống mình. Và có thể tự nhiên anh em trong nhà đang kẹt tiền thuốc thang hay làm ăn cần vay tiền của mình.
Đừng làm phép nhân với sức lao động
Người làm công ăn lương, khi tiết kiệm hàng tháng sẽ làm ngay phép nhân "cứ thế này 5 năm nữa mình sẽ để dành được ... x 60 tháng = ...". Đó là một giả lập chí có tính động viên tinh thần. 5 năm nữa liệu bạn vẫn ở căn nhà thuê 500 nghìn/tháng, vẫn ăn sáng 10 nghìn hay mặc áo quần 200 nghìn ? Bạn cho rằng vị trí công việc của bạn, lương của bạn sẽ tăng lên. Có thể bạn sẽ cải thiện những mức đó. Nhưng bạn có đặt trường hợp bệnh tật, công ty phá sản, chủ nhà ngừng cho thuê...?
(Xem thêm: Lương 5 triệu nhưng tôi để dành 2 triệu mỗi tháng)
Bạn đang làm công nhân một công ty chuyên lắp ráp, xuất khẩu hàng ra nước ngoài? Nhưng có công ty nước ngoài chỉ mất 1 tháng để cắt 30.000 nhân viên ở khu vực châu Á.
Bạn đang bán cung cấp thực phẩm cho các cửa hàng quy mô lớn? Đùng một cái, thực phẩm của công ty bạn bị làm giả, hay một cơ quan y tế một nước nào đó khuyến cáo thực phẩm đó có chất độc hại.
Hay bạn đang làm phó/trưởng phòng công ty nước ngoài? Giám đốc mới từ công ty mẹ được điều sang và thế là toàn bộ dàn lãnh đạo hiện hành bị thay đổi ...
(Xem thêm: Trưởng phòng kinh doanh 'ăn bám' vợ vì thất nghiệp )
Khi bạn đi bán sức lao động thì bạn không thể làm phép nhân về tiền tiết kiệm, giống như một công ty bán sản phẩm tính "lợi nhuận = (doanh thu - chi phí) x số lượng sản phẩm được bán". Tiết kiệm là cần thiết nhưng thắt lưng buộc bụng không phải ai cũng làm được
Bạn độc thân và có khả năng chịu đựng tốt, bạn có thể sống với chi phí 100 nghìn đồng/ngày (cả điện, nước, điện thoại, ăn uống,...). Nhưng bạn không thể làm thế khi có người yêu hay không thể bắt vợ/chồng mình cùng làm thế. Càng không thể khi bạn có một em bé ra đời.
Không ai bắt bạn phải có iPhone5, đi xe SH, nhưng bạn sẽ tủi thân khi có một bộ phim hay chẳng thể đi xem rạp, hay có một quán ngon mới mở gần công ty mà không thể đi ăn với đồng nghiệp. Tất cả những điều đó, bạn chỉ có thể bào chữa được cho mình một cách công khai, thẳng thắn với bạn bè/đồng nghiệp khi có lý do nào đó chính đáng hơn là "tôi muốn tiết kiệm thêm tiền".
>> Xem tiếp: Vậy làm sao để tháng sau bạn tiết kiệm được nhiều hơn so với tháng này?
Hưng Nguyễn
Chia sẻ bài viết của bạn về tiêu tiền, tiết kiệm tiền tại đây.