Kết quả chụp CT phát hiện một hình dạng lạ trong xoang mũi bệnh nhân với nhiều gai và cánh. Bác sĩ phẫu thuật lấy ra một dị vật khiến mọi người bất ngờ: một khối sỏi mũi phủ chất nhày dài 2 cm, bốc mùi khó chịu.

Dị vật trong mũi bệnh nhân được lấy ra.
Các bác sĩ nhận định khối sỏi bị mắc kẹt trong mũi từ khi bệnh nhân còn nhỏ, phát triển chậm theo thời gian. Thiếu nữ không nhớ tại sao có sỏi trong mũi, tuy nhiên tình trạng khó chịu diễn ra nhiều năm qua và khám ở nhiều nơi không phát hiện bệnh. Cô đã được cho uống rất nhiều kháng sinh mà không đỡ, tờ Mail Online ngày 16/4 cho hay
Sau khi được gắp sỏi, bệnh nhân nhanh chóng cảm thấy dễ chịu, các triệu chứng biến mất hoàn toàn sau ba tuần.
Sỏi mũi (rhinolith) là tình trạng có vật trong khoang mũi, gây ảnh hưởng hô hấp, chảy nước mũi hoặc máu mũi liên tục lâu dài. Khối sỏi hình thành do có dị vật bên ngoài lọt vào mắc kẹt trong khoang. Lâu ngày, muối can xi và magiê lắng đọng quanh dị vật, cùng với các chất nhày và gỉ mũi, tạo thành khối cứng chắc. Dị vật có thể là hạt hoa quả, sợi bông, mảnh giấy hay mảnh xương. Trong trường hợp cô gái này, đó là một mảnh cao su nhỏ.
Sỏi mũi, hoặc sỏi ở khu vực lân cận như amidan hay tuyến nước bọt, ít được biết đến, tỷ lệ một trong 10.000 bệnh nhân. Triệu chứng là ngạt mũi một bên kèm chảy nước mũi màu vàng hay xanh, đôi khi lẫn máu, mùi hôi thối, rất dễ nhầm với ung thư vùng mũi xoang.
Thúy Quỳnh (Theo Longroom)