Nhiều phụ huynh đều muốn con là đứa trẻ thông minh, tài giỏi. Một số cha mẹ thường có tâm lý so sánh con mình với "con nhà người ta". Song, bác sĩ Hà Thị Mỹ Hạnh tư vấn di truyền tại Genetica khuyên, so sánh có thể khiến trẻ áp lực, trở thành gánh nặng trong lòng các con. Lâu dần áp lực vô hình này có thể khiến trẻ tự ti, nghĩ rằng mình luôn kém cỏi. Một số phụ huynh lại không biết rằng việc con thông minh, giỏi giang hay không không chỉ đến từ sự nuôi dưỡng, giáo dục mà còn di truyền từ chính cha mẹ. Nếu cha mẹ có chỉ số thông minh cao thì con cái có thể thừa hưởng những đặc tính nổi trội này.
Bác sĩ Mỹ Hạnh dẫn các nghiên cứu cho thấy, di truyền chiếm 50% trong sự hình thành trí thông minh của một người, ngoài ra còn có các yếu tố khác như môi trường, giáo dục, dinh dưỡng... Các nghiên cứu đã tập trung so sánh các điểm khác biệt và tương đồng về chỉ số IQ của các con trong một gia đình, các cặp song sinh, con nuôi... để đưa ra những kết luận này. Chỉ số IQ thường được dùng để đánh giá một người có trí thông minh cao hay thấp. Theo đó, một người thông minh thường sẽ có khả năng suy luận, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, suy nghĩ trừu tượng và hiểu những ý tưởng phức tạp tốt hơn.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý Anh đăng trên tạp chí Nature năm 2018, trí thông minh có tính di truyền cao và có thể dự đoán sự thành công trong giáo dục, công việc và xã hội của một người.
Bác sĩ Mỹ Hạnh cho biết, các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều gene có liên quan đến trí thông minh như XPTR, KIBRA, BDNF, PLXNB2... Trong đó, mỗi gene này sẽ góp một phần để hình thành nên trí thông minh của một người. Chẳng hạn gene PLXNB2 giúp não bộ tạo nên một mạng lưới tế bào não liên kết. Mạng lưới này càng hoạt động tốt, tế bào não càng kết nối nhanh và hiệu quả. Nhờ vậy, não bộ sẽ được tăng cường, dẫn đến IQ cao hơn. Gen SNAP25 liên quan đến việc điều hòa giải phóng chất dẫn truyền thần kinh. Nó có thể đóng vai trò quan trọng trong chức năng synap (kết nối giữa các nơron lại với nhau) của các hệ thống thần kinh chuyên biệt...
Cách tăng chỉ số thông minh
Để khám phá những tiềm năng trí tuệ của con ngay từ bé, xét nghiệm gene là một gợi ý. Thông qua xét nghiệm gene, bạn có thể biết được chỉ số thông minh (IQ), chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ), tiềm năng toán học, ngôn ngữ, âm nhạc. Các đơn vị về di truyền như Genetica có thể phân tích 78 gene để xác định mức độ ảnh hưởng của biến thể tới IQ của một người. Từ kết quả phân tích, các chuyên viên di truyền có thể tư vấn cho phụ huynh cách hỗ trợ con phát triển trí thông minh.
Ví dụ một đứa trẻ không có có lợi thế về trí thông minh phân tích do những biến thể bình thường trong gen SNAP25 thì nên cân nhắc tăng cường trí nhớ ngắn để tăng trí thông minh. Bác sĩ Mỹ Hạnh cho biết, trong nhiều kỹ thuật, dual n-back là một trong những chương trình đào tạo nổi tiếng giúp tăng cường trí nhớ ngắn hạn lên 30%. Bên cạnh đó, trẻ nên duy trì hoạt động thể chất để thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Bởi nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể chất có thể tạo ra các tế bào não mới tại hồi hải mã, trong khi các bài tập thử thách trí não có thể duy trì sự sống của tế bào não.
Phụ huynh có thể cùng con chơi các trò chơi kích thích trí não, đưa ra nhiều tình huống cho con xử lý vấn đề. Các bài tập thử thách như giải ô chữ, ghép hình... cũng rất có ích. 10 phút đi bộ nhanh, tăng 5 phút mỗi tuần cho đến khi đạt được 40 phút đi bộ mỗi tuần có thể duy trì chức năng bộ nhớ.
Theo bác sĩ Mỹ Hạnh, các yếu tố liên quan đến môi trường gia đình, giáo dục và dinh dưỡng... đều góp phần vào trí thông minh của một người. Do đó, bạn có thể tác động vào các yếu tố này. Ngoài chỉ số IQ, hiện nay, nhiều người còn đề cao chỉ số cảm xúc EQ. Bởi một đứa trẻ thông minh nhưng thiếu những kỹ năng sống, khả năng làm chủ cảm xúc, xây dựng các mối quan hệ... cũng khó có thể thành công trong tương lai. Thay vì luôn so sánh con mình với "con nhà người ta", phụ huynh nên giúp đỡ, hỗ trợ từ việc học, chơi các trò chơi, hình thành các kỹ năng sống để bé phát triển cả trí thông minh và cảm xúc. Đây là "chìa khóa" giúp con mở khóa tương lai.
Kim Uyên