
Quỹ đạo tiểu hành tinh 2020 AV2. Ảnh: Phys.
Thiên thể 2020 AV2, được khám phá vào ngày 4/1, có điểm cận nhật (điểm gần Mặt Trời nhất) chỉ xấp xỉ 0,457 đơn vị thiên văn, hay khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, biến nó trở thành tiểu hành tinh có quỹ đạo gần Mặt Trời nhất, Gianluca Masi, nhà sáng lập Dự án Kính viễn vọng ảo cho biết trong một tuyên bố.
"2020 AV2 là tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiện có quỹ đạo nằm hoàn toàn bên trong quỹ đạo sao Kim và là vật thể tự nhiên (không tính hành tinh) có điểm cận nhật và viễn nhật nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời của chúng ta", Masi nhấn mạnh.
2020 AV2 có đường kính ước tính lớn hơn 1 km và chỉ mất 151 ngày để quay quanh Mặt Trời. Nó rất khó quan sát vì nằm gần ngôi sao và có quỹ đạo thấp trên bầu trời.

Ảnh chụp tiểu hành tinh 2020 AV2. Ảnh: Fox News.
Để thu thập dữ liệu về tiểu hành tinh này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng đài thiên văn trên núi Palomar gần thành phố San Diego, miền nam bang California, Mỹ, kết hợp một số đài quan sát khác thuộc Dự án kính thiên văn ảo như Kính viễn vọng Elena ở Ceccano, Italy.
Theo Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU), hiện có khoảng 792.000 tiểu hành tinh được biết đến có quỹ đạo quanh quanh Mặt Trời, nhưng chỉ 21 trong số đó, được gọi là nhóm tiểu hành tinh Atira, nằm gần Mặt Trời hơn Trái Đất của chúng ta.
Đoàn Dương (Theo Fox News/Phys)