Nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị qua khai thác, chế biến sâu các sản phẩm từ cây Mãng cầu Bà Đen Tây Ninh (Annona squamosa L.)

Cá nhân: Mai Thái Dương

LĨNH VỰC NôNG NGHIệP
Lượt bình chọn:

Mô tả sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm:

Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ có lợi thế về vị trí địa lý, đất đai tương đối bằng phẳng, hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh… Nhắc đến Tây Ninh, người ta thường nghĩ ngay đến những cây công nghiệp như: mía, mì, cao su và bên cạnh đó còn có một loại cây ăn trái đặc sản chủ lực khác của tỉnh đó là Mãng cầu ta/ hay quả na, thường được người dân bản địa hoặc các du khách gọi với tên “Mãng cầu Bà Đen Tây Ninh”.
Do cây mãng cầu Bà Đen Tây Ninh (hay còn gọi là mãng cầu ta/ na) cho trái quanh năm. Bên cạnh đó, mọi bộ phận đều mang lại giá trị: Lá, hoa, quả, vĩ, trái, thân đều có giá trị sử dụng. Nhóm đã nghiên cứu và phối hợp các sở, ngành trong việc tuyên truyền; nghiên cứu toàn diện chuỗi giá trị, đặc biệt là các nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng, công dụng và phối hợp chuyển giao, ứng dụng nhân rộng kỹ thuật sản xuất mới theo hướng sản xuất sạch trong các khâu như: xữ lý ra hoa, đậu trái trái theo ý muốn bằng kỹ thuật thụ phấn nhân tạo để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn sản xuất sạch (OCOP, VietGAP….). Từ đó góp phần mang lại năng suất, chất lượng quả mãng cầu cao hơn, sản phẩm được doanh nghiệp, thương lái thu mua, tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu hoặc được đưa vào quy trình chế biến bảo quản sâu như: sản xuất rượu mãng cầu, các loại bánh mức từ mãng cầu… mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người trồng… Đây là sự khác biệt lớn hiện nay giữa người trồng mãng cầu Bà Đen Tây Ninh so với các vùng, miền khác.
Bên cạnh đó, đi cùng quy trình sản xuất theo kỹ thuật mới theo hướng sản xuất xanh, việc đầu tư sản xuất, chế biến sau thu hoạch thị vẫn còn dư nguồn phụ phẩm.có giá trị sinh học hầu như trước đây chỉ bỏ đi hoặc chỉ làm phân bón. Qua phối họp nghiên cứu, nhóm tác giả ghi nhận nguồn phụ phẩm từ cây mãng cầu Bà Đen có thể tận dụng được bao gồm: phụ phẩm trong quá trình canh tác, sản xuất mãng cầu (như: lá, hoa, bông, trái non) hay phụ phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản (như: vỏ, hạt mãng cầu…) gần như không có giá trị để đưa vào quy trình sản xuất xanh thông qua tận dụng các loại phụ trên để tạo ra sản phẩm có giá trị hơn như:
- Sản xuất nước các sản phẩn như rửa tay, chế phẩm sát khuẩn… bổ sung polyphenol tự nhiên từ dịch trích ly vỏ và hạt mãng cầu có tác dụng sát khuẩn đồng thời bảo vệ da tay và chống oxi hóa khi sử dụng thường xuyên. Nhằm nâng cao giá trị kinh tế và phát triển cây chủ lực “mãng cầu Tây Ninh” kết hợp tận dụng triệt để hợp chất polyphenol tự nhiên có trong nguồn phụ phẩm vỏ và hạt mãng cầu từ các nhà máy sản xuất nước ép, bánh kẹo và rượu mãng cầu vốn sẵn có tại Tây Ninh.
- Tận dụng phụ phẩm để sản xuất nhang thảo dược dựa trên hoạt tính của polyphenol, pectin từ quả mãng cầu. Ngoài ra, có hoạt tính sinh học diệt muỗi, hỗ trợ trong quá trình cháy của nhang, nhang giữ được độ cong là một lợi thế vô cùng lớn, bởi không mất thời gian hay chi phí tạo vùng nguyên liệu thông qua việc thay thế bột áo nhang bằng bột xay từ phụ phẩm là quả mãng cầu non và vỏ quả mãng cầu chín làm nguyên liệu chính làm nên sản phẩm Nhang thảo dược sạch An Nhiên Hương được nhiều nơi trên thị trường đón nhận.
- Ứng dụng KHKT để tái chế dầu ăn đã qua chế biến thông qua việc bổ sung chiết xuất polyphenol từ trái non và vỏ mãng cầu tạo sản phẩm chất tẩy rửa sinh học. Nhằm hạn chế dầu thải ra môi trường vừa tiết kiệm chi phí sản xuất vừa hạn chế lượng dầu thải ra môi trường.
* Mục đích giải pháp mà nhóm nghiên cứu muốn hướng tới là xây dựng, nhân rộng hiệu quả quy trình khai thác sâu chuổi giá trị từ cây mãng cầu Bà Đen thông qua (1) nhân rộng quy trình “sản xuất, chế biến xanh”. Qua đó, góp phần cung cấp nhiều hơn (2) “sản phẩm xanh” và góp phần giúp người dân được tiếp cận và (3) “tiêu dùng xanh” các loại sản phẩm từ cây Mãng cầu Bà Đen mà giải pháp đang muốn hướng tới. Ngoài ra vừa góp phần nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả kinh tế, giá trị của cây Mãng cầu Bà Đen Tây Ninh theo đúng giá trị của nó. Đồng thời góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập trong thời gian tới cho người trồng Mãng cầu ta tại Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung.

Tính năng cơ bản:

Tính năng cơ bản của giải pháp gồn các nội dung sau:
1. Quy trình ứng dụng kỹ thuật canh tác mới trên cây Mãng cầu Bà Đen
Về đặc điểm sinh học, cây Mãng cầu cần nhiệt độ thấp khoảng 250C trở xuống, đặc biệt là nhiệt độ dưới 200C sẽ giúp cây ngừng sinh trưởng, tích lũy chất carbohydrate kích thích cây ra hoa. Hoa Mãng cầu thuộc loại lưỡng tính và nhụy đực thường chính trước nhuỵ cái, khả năng giao phấn giữa các hoa là phổ biến. Tuy nhiên do cánh hoa chúc xuống và thường chỉ mở hé nên ít có khả năng thụ phấn nhờ gió, đài hoa không có tuyến mật nên cũng không thu hút ong, bướm. Trước đây việc canh tác cho cây đậu trái chủ yếu dựa vào việc thụ phấn tự nhiên nên năng suất và chất lượng trái không cao. Bên cnahj đó, trước tình trạng diễn biến thời tiết bất thường, tình trạng nắng nóng kéo dài xãy ra thường xuyên. Trong khi đó, cây Mãng cầu lại là cây nhại cảm với nhiệt độ làm cây giảm tỷ lệ đậu trái, hoặc trái có mẫu mã xấu tăng cao; đặc biệt là trên những vườn cây có thể trạng xấu. Qua thực tiễn áp dụng kỹ thuật thụ phấn nhân tạo cho cây Mãng cầu ta giúp tăng năng suất và chất lượng và hiệu quả kinh tế từ trái Mãng cầu. Với quy trình kỹ thuật thực hiện tương đối đơn giản, giải pháp đã khắc phục những hạn chế và mang lại những kết quả như sau:
Đặc biệt, từ khi áp dụng phương pháp thụ phấn nhân tạo đã giúp tăng tỷ lệ đậu trái, bên cạnh đó trái Mãng cầu được thụ phấn nhân tạo sẽ cho mẫu mã bên ngoài đẹp hơn… Từ đó giúp tăng năng suất và chất lượng trái; đặc biệt là khi cây ra hoa gặp tình trạng thời tiết bất lợi hoặc khắc nghiệt như khi mưa nhiều hay nắng nóng,… Với phương pháp thụ phấn nhân tạo thì cây vẫn cho tỷ lệ đậu trái đạt trên 97% trên tất cả các giống Mãng cầu ta đang canh tác.
So với phương pháp để cây thụ phấn tự nhiên hay phương pháp tách hoa. Trái Mãng cầu được thụ phấn nhân tạo có tỷ lệ trái đạt trọng lượng, chất lượng loại I cao hơn có mã đẹp hơn và giảm thấp nhất tình trạng trái bị sọc (đen) do tỷ lệ đậu trái nhờ thụ phấn đạt rất cao nên người trồng có thể chủ động lựa chọn trái ở vị trí thích hợp và tuyển số lượng trái cần thiết phù hợp khả năng nuôi trái của cây nhờ đó năng suất và và giá trị khi tế đạt cao hơn.
Ngoài ra, giải pháp kỹ thuật cũng rất đơn giản nên mọi người dân, độ tuổi đều có thể học tập và thực hành nhờ thụ phấn nhân tạo, người trồng có thể làm chủ thời gian Mãng cầu ra hoa, thời điểm thu hoạch theo mùa vụ, không để chín rộ vào cùng một thời điểm mà chín trải đều nên không bị tư thương ép giá, bán được giá cao, ổn định hơn và tránh được tình trạng áp lực thị trường như trước đây…
2. Quy trình công nghệ: “Quy trình sản xuất nước rửa tay có bổ sung polyphenol từ dịch chiết từ vỏ và hạt mãng cầu Tây Ninh”
Theo Al-Deen năm, 2017 đã đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các thành phần khác nhau (thịt, vỏ và hạt) của mãng cầu dai (Annona squamosa) sử dụng các dung môi trích ly (nước, cồn và acetone). Hoạt tính ức chế tối đa sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh được tìm thấy dịch chiết vỏ quả sử dụng dung môi cồn kháng E. coli và K. pneumonia, S. aureus nồng độ dịch chiết thô 50 mg/ml...
Tuy nhiên hiện nay tại Tây Ninh nguồn phụ phẩm vỏ và hạt mãng cầu chưa được tận dụng trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm và dược phẩm mà mới chỉ được xử lý làm phân bón, thức ăn gia súc hoặc thải ra ngoài môi trường. Qua nghiên cứu quy trình công nghệ do Nguyễn Thị Hiếu Trang thực hiện tại Trung tâm KH&CN Tây Ninh gồm các giai đoạn:
Phần 1: Trích ly dịch chiết vỏ và hạt mãng cầu Tây Ninh
Vỏ và hạt mãng cầu được thu mua từ các nhà máy được rửa sạch, để ráo và sấy khô ở 50oC rồi mang đi xay thành bột mịn. Sau đó, mẫu bột được trích ly bằng nước cất ở nhiệt độ và thời gian tối ưu. Sau khi quá trình trích ly kết thúc, dịch chiết từ vỏ và hạt mãng cầu được bảo quản ở 4oC và tiến hành kiểm tra hàm lượng polyphenol ở pha trích.
Phần 2: Quy trình sản xuất nước rửa tay gồm 6 bước:
Bước 1: Chất nền được cho vào nước cất và khuấy cho tan hoàn toàn.
Bước 2: Cồn được bổ sung vào hổn hợp chất nền được chuẩn bị ở bước 1
Bước 3: Sau đó, hỗn hợp được bổ sung dịch trích ly từ hạt và vỏ mãng cầu.
Bước 4: Bổ sung chất nhũ hóa và mùi hương vào hổn hợp ở bước 3 rồi đồng hóa trong 30 phút.
Bước 5: Dung dịch được điều chỉnh pH 6,5 ± 0,2.
Bước 6: Dung dịch được rót chai, đóng nắp và dán nhãn.
Sản phẩm nước rửa tay bổ sung polyphenol từ dịch trích ly vỏ và hạt mãng cầu được nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm tại Trại Thực nghiệm Khoa học Công nghệ – Trung tâm Khoa học và Công nghệ Tây Ninh. Thành phần chính của sản phẩm bao gồm dịch trích ly từ vỏ và hạt mãng cầu và cồn thực phẩm. Kết quả phân tích tổng hàm lượng polyphenol có trong mẫu nước rửa tay được bổ sung từ dịch trích ly từ vỏ và hạt mãng cầu ta là 658,4 µg GAE/g. Hoạt tính sinh học của sản phẩm nước rửa tay bổ sung polyphenol từ dịch trích ly vỏ và hạt mãng cầu được sàng lọc trên các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Bacillus subtilis subsp. spizizenii, Salmonella typhimurinum, Shigella sonnei được phân tích kiểm nghiệm bởi Trung Tâm Kĩ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 (Quatests 3). Ngoài ra, mẫu nước rửa tay được phân tích các chỉ tiêu về hàm lượng kim loại nặng và pH của sản phẩm.
3. Quy trình sản xuất tái chế dầu ăn đã qua chế biến thành chất tẩy rửa sinh học:
Hiện nay, việc sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại là tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ung thư và các bệnh đái tháo đường, tim mạch. Việc xử lý dầu ăn thừa không đúng cách vừa gây lãng phí vừa là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Quy trình sản xuất tái chế dầu ăn đã qua chế biến thành chất tẩy rửa sinh học cần các nguyên liệu và thực hiện theo phương pháp như sau:
-Nguyên liệu : Dầu ăn đã qua chế biến, trái non và vỏ mãng cầu, chất điều hòa, NaOH.
- Phương pháp : Dầu ăn được lắng lọc và xử lý với bã cà phê,kết hợp chiết xuất polyphenol từ trái non và vỏ mãng cầu. Sau đótiến hành quy trình xà phòng hóa. Gồm các bước như sau:
Bước 1: Dầu đã qua chế biến được lắng và lọc để loại bỏ cặn thức ăn.
Bước 2: Dầu được xử lý với bã cà phê và lắng, lọc để cải thiện màu sắc cũng như mùi thức ăn.
Bước 3: Trái non và vỏ mãng cầu được phân loại và sơ chế trước khi mang đi chiết xuất polyphenol.
Bước 4: Dầu ăn đã được xử lý (bước 2) sẽ kết hợp với chiết xuất polyphenol (bước 3) tiến hành phản ứng xà phòng hóa.
Bước 5: Hỗn hợp được đồng hóa và kiểm tra đanh giá các chỉ tiêu kỹ thuật.
Bước 6: Bổ sung mùi hương vào hỗn hợp trước khi đổ khuôn tạo hình
Bước 7: Tiến hành đóng gói và dãn nhãn cho sảnphẩm
4. Quy trình sản xuất Nhang thảo dược An Nhiên Hương: để đảm bảo chất lượng, an toàn khi sử dụng thì nhang sạch đòi hỏi các công đoạn cần được thực hiện nghiêm ngặt:
- Bước 1: Chuẩn bị bột làm thịt Nhang, kiểm tra và phơi sấy nguồn nguyên liệu đầu vào: Quả Mãng cầu để tạo được hương thơm tốt nhất.
- Bước 2: Giai đoạn nhuộm tăm tre: Củ dền đỏ được thái nhỏ cho vào bọc vải rồi đưa vào Nồi bắc lên bếp đun sôi, đưa tăm tre vào đun cùng nước nhuộm cho thấm màu. Khi nào tăm tre chuyển sang màu đỏ hồng, rồi mang phơi nắng cho ráo nước.
- Bước 3: Trước khi cho nguyên liệu vào máy xay nhỏ, chúng ta cần lựa chọn, phân loại nguyên liệu và loại bỏ các tạp chất thật kỹ. Nếu không loại bỏ được các tạp chất thì mùi hương của các loại vỏ sẽ bị thay đổi thậm chí là mất đi mùi đặc trưng của loại quả trên.
- Bước 4: Tiến hành xay nhỏ và nghiền thành bột từ nguyên liệu thô quả Mãng cầu. Công đoạn này, người làm nhang cần có kinh nghiệm để điều chỉnh cường độ nghiền và thời gian nghiền. Bên cạnh đó cần sự tỉ mỉ, cẩn thận và sự hỗ trợ của máy móc hiện đại mới có thể thu được bột nhang có độ mịn tối đa. Bột nhang càng mịn thì chất lượng thành phẩm càng cao.
- Bước 5: Rây bột quả Mãng cầu tới khi mịn và trộn đều cùng với bột cây bời lời:
+ Để cho ra lò một sản phẩm chất lượng và đẹp mắt thì công đoạn sàng lọc bột đã nghiền rất quan trọng, việc rây bột cũng rất dễ dàng, có thể thực hiện bằng các hệ thống máy móc chuyên dụng.
+ Sau khi nguyên liệu có độ mịn đạt yêu cầu sẽ được trộn đều với bột cây bời lời (hỗ trợ kết dính tự nhiên). Đây là loại bột để sản xuất nhang sạch, tạo được chất kết dính như keo mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như mùi thơm của sản phẩm trong quá trình sử dụng.
+ Thêm nước vào hỗn hợp này để có thể tạo được chất kết dính. Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định lớn đến mùi hương của nhang. Cho hỗn hợp bột đã trộn đều vào máy chuyên dụng để tạo ra sản phẩm. Bột nhang là loại bột rất dễ bị vỡ, người làm cần cẩn thận ở giai đoạn này để tránh gặp các trường hợp như nhang không có mùi, nhang bị nứt hay nhang không cháy…
- Bước 6: Phơi khô nhang dưới ánh nắng mặt trời. Để Nhang thảo dược có thành phẩm tốt nhất, nhang cần được phơi khô trong điều kiện tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời. Trong đó cần quan tâm độ nắng và gió cần vừa đủ để giúp cho nhang sau khi khô có hình thái đẹp, không bị cong vênh, đây cũng là yếu tố rất quan trọng cấu thành chất lượng sản phẩm bên cạnh việc chọn nguyên liệu đầu vào.
- Bước 7: Kiểm tra chất lượng, độ cong vênh của nhang và đóng gói. Nhang đạt tiêu chuẩn cần phải thẳng, không bị xiêu vẹo, ẩm mốc… Đóng gói và bảo quản nhang ở nơi khô ráo.

Tính sáng tạo và đổi mới:

Trong những năm gần đây do biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, tình trạng mưa dông, nắng nóng ở cường độ cao kéo dài... đã ảnh hưởng đến việc canh tác cây Mãng cầu. Dù đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong các khâu như chăm sóc, xử lý ra hoa, tách bông tạo điều kiện cho cây tăng khả năng thụ phấn nhằm nâng cao tỷ lệ đậu trái… Tuy nhiên tình trạng sau khi làm trái vẫn diễn ra tình trạng bị khô hoa, hoa đậu nhưng vẫn bị hư dẫn đến năng suất không đạt. Trước đây mỗi cây Mãng cầu khoảng 3-4 năm tuổi có năng suất trung bình đạt 7-8 kg/vụ, nhưng trong những năm gần đây do lượng hoa đậu không đảm bảo nên năng suất có phần giảm sút. Với những hiệu quả của giải pháp và quy trình kỹ thuật canh tác cây Mãng cầu ta sẽ góp phần tạo ra sản phẩm sạch có chất lượng, giúp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, giúp giảm ô nhiễm môi trường và không tồn dư thuốc BVTV trên trái. Ngoài ra, giải pháp kỹ thuật cũng rất đơn giản nên mọi người dân, độ tuổi đều có thể học tập và thực hành. Qua đó, sẽ giúp tạo việc làm thường xuyên cho lực lượng lao động có tay nghề từ việc thụ phấn tại địa phương. Thông qua các lớp đào tạo nghề hướng dẫn về kỹ thuật thụ phấn nhân tạo sẽ góp phần tạo và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho bản thân gia đình và xã hội.
Hiện tại việc nghiên cứu ứng dụng các hoạt chất sinh học trong mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm thì khá đa dạng. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có nghiên cứu hoặc sản phẩm thương mại trên thị trường sử dụng các hợp chất polyphenol từ dịch trích ly vỏ và hạt mãng cầu dai (Annona squamosa L.) bổ sung vào nước rửa tay diệt khuẩn. Tuy nhiên, hợp chất polyphenol từ vỏ và hạt mãng cầu đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu đánh giá hoạt tính sinh học, thử nghiệm khả năng khảng nấm, kháng khuẩn và kháng oxi hóa. Theo các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy tiềm năng của polyphenol được sử dụng như nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng dược lý quý, có phổ hoạt tính rộng và hiện đang được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, thực phẩm, sản xuất thuốc chữa bệnh cũng như trong thực phẩm chức năng (Sukasih và cộng sự, 2015; Al-Deen, 2017).
Việc trích ly chất polyphenol, pectin từ quả Mãng cầu, có hoạt tính sinh học diệt muỗi, hỗ trợ trong quá trình cháy của nhang là một lợi thế vô cùng lớn, bởi không mất thời gian hay chi phí tạo vùng nguyên liệu. Sản phẩm nhang thảo dược có nguồn gốc từ tận dụng phụ phẩm mãng cầu với thành phần chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường, dễ dàng tiêu hủy trong thời gian ngắn, nhằm giảm thiểu rác thải nhựa, có thể được tái sử dụng và tái chế một cách dễ dàng bởi người tiêu dùng. Ngoài ra, Nhang thảo dược An Nhiên Hương còn giúp xua đuổi được muỗi và các loài côn trùng khác, có thể sử dụng thay Nhang diệt muỗi. Nhang diệt muỗi thường độc hại, vì có thêm hóa chất diệt muỗi dùng mùn cưa ngâm tẩm với dung dịch axit phosphoric để tạo kết dính và uốn cong khi cháy sinh ra chất P2O5 gây phỏng, dị ứng mắt, da; chất Carcinogen là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi.
Theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM, lượng chất thải hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ của Nhang Thảo dược An Nhiên Hương làm từ nguyên liệu chính là quả Mãng cầu thải ra phù hợp với quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, không chứa các thành phần độc hại hoặc vượt quá ngưỡng cho phép theo quy định pháp luật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Cho thấy được rằng, Nhang thảo dược An Nhiên Hương là loại nhang sạch, thân thiện với môi trường, vì sức khỏe người tiêu dùng được ưa chuộng hiện nay.
Giải pháp được 03 thành viên nghiên cứu triển khai phối hợp các ngành chuyên môn, cơ quan công tác và đặc biệt là người nông dân, cơ sở chế biến sau thu hoạch sản phẩm từ cây mãng cầu Bà Đen để triển khai nhân rộng giải pháp trong thời gian tới. Bước đầu đã tạo sản phẩm nghiên cứu đã đạt một số kết quả như:
- Sản phẩm nước rữ tay sinh học bổ sung polyphenol tự nhiên từ dịch trích ly vỏ và hạt mãng cầu do Trung tâm KHCN Tây Ninh xây dựng thương hiệu bản quyền (giải pháp đạt giải nhì cuộc thi sáng tạo KHKT tỉnh Tây Ninh lần thứ 12 năm 2020-2021).
- Quy trình canh tác tạo sản phẩm sạch cho năng suất cao từ trái mãng cầu (giải pháp đạt giải 3 cuộc thi sáng tạo KHKT tỉnh Tây Ninh lần thứ 13 năm 2022-2023).
- Các sản phẩm Nhang thảo dược An Nhiên Hương Tây Ninh chiết xuất từ các thảo mộc tự nhiên. Trong đó thành phần có nguồn gốc từ phụ phẩm Mãng cầu như (đạt giải thưởng tại Hội thảo TECHFEST - WHISE 2023).
- Các sản phẩm chất tẩy rửa an toàn và lành tính từ nguyên liệu tái chế dầu thải bổ sung polyphenol tự nhiên từ dịch trích ly vỏ và hạt mãng cầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Với mục tiêu hướng tới đa dạng sản phẩm chế biến từ cây Mãng cầu: nhóm đã bước đầu nghiên cứu đạt một số kết quả từ sản phẩm tận dụng chuổi sản xuất, chế biến sâu từ cây Mãng cầu. Cùng với rất nhiều sản phẩm được chế biến từ thành phần chính của trái Mãng cầu, các phụ phẩm từ trái và cây Mãng cầu như lá, trái non, vỏ, hạt Mãng cầu … cũng đã được tận dụng triệt để cho nhiều sản phẩm có giá trị.. Thân và lá cây cây Mãng cầu khi già cỗi bị đốn bỏ cũng được sử dụng để làm chất đốt... hứa hẹn sẽ khai thác hiệu quả tiềm năng và giá trị thực tế của cây Mãng cầu Bà Đen trong thời gian tới.

Tính ứng dụng:

Việc phát huy hiệu quả giải pháp “Nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị qua khai thác, chế biến sâu các sản phẩm từ cây mãng cầu Bà Đen Tây Ninh” sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia vào kinh tế hợp tác gắn với xây dựng khai thác sâu chuỗi giá trị nông sản từ cây Mãng cầu Bà Đen trên địa bàn tỉnh.; giúp tăng khả năng cạnh tranh, khai thác hiệu quả tiềm năng giá trị cây Mãng cầu Bà Đen.
Thông qua việc tận dụng triệu để và hiệu quả nguồn phụ phẩm hầu như bỏ đi của cây Mãng cầu để sản xuất, tạo sản phẩm xanh như các chế phẩm sinh học, tái chế dầu thải thành chất tẩy rữa sinh học, nhang thảo dược…Qua đó, góp phần bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe cộng đồng… tốt hơn.

Tiềm năng phát triển:

Với trình độ chuyên môn của nhóm tác giả trong lĩnh vực công tác (từ Đại học trở lên) cùng vị trí tại các cơ quan chuyên môn phù hợp như Hội Nông dân tỉnh, trung tâm KH& CN Tây Ninh, Chi cục Tiêu chuẩn, Đo lường & Chất lượng Tây Ninh. Thời gian qua các thành viên đã chủ động tham mưu và phối hợp nghiên cứu, đánh giá giải pháp đã và đang đạt được những kết quả ban đầu. Có thể ghi nhận giải pháp “Nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị qua khai thác, chế biến sâu các sản phẩm từ cây mãng cầu Bà Đen Tây Ninh” sẽ góp phầnkhai thác hiệu quả giá trị từ cây mãng cầu. Cụ thể:
- Quy trình canh tác mãng cầu theo hướng xanh; đặc biệt là ứng dụng kỹ thuật thụ phấn nhân tạo trên cây Mãng cầu để sản xuất theo hướng VietGAP, sản xuất sản phẩm xanh nhờ tận dụng nguồn phụ phẩm mãng cầu tương đối đơn giản và nguồn nguyên liệu dồi dào hoàn toàn có thể nhân rộng và sản xuất với quy mô lớn.
- Quy trình sản xuất ổn định tạo ra sản phẩm đồng nhất, đảm bảo chất lượng.
- Tận dụng nguồn phụ phẩm từ nhà máy sản xuất nước ép, bánh kẹo và rượu mãng cầu để hạn chế vỏ và hạt thải ra môi trường.
- Giá thành của sản phẩm không cao tạo điều kiện mọi đối tượng có thể sử dụng.
- Sản phẩm được tận dụng/ chiết xuất từ thiên nhiên chất lượng, sạch, an toàn và lành tính đối với con người và môi trường. Qua triển khai sử dụng thử nghiệm an toàn trên thị trường. Bên cạnh đó, Trung tâm đã triển khai nghiên cứu sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm từ mãng cầu như bột mãng cầu sấy phun, nước rửa rau củ quả và xà phòng từ dịch vỏ mãng cầu; ...
- Đơn vị liên kết để tận dụng nguyên liệu sản xuất nhang thảo dược An Nhiên Hương: Thu gom nguồn nguyên liệu: lá, trái non mãng cầu từ các chi tổ hội nông dân nghề nghiệp, các HTX Mãng cầu Bà Đen Tây Ninh tại các đại phương trong tỉnh và vỏ, hạt mãng cầu từ Công ty TNHH Vương Ngọc Vegan, các cơ sở chế biến sâu từ rượu mãng cầu... Từ đó, phương pháp thay thế bột áo nhang bằng bột xay từ quả Mãng cầu, nguyên liệu chính làm nên sản phẩm Nhang thảo dược An Nhiên Hương được nhiều nơi trên thị trường đón nhận. Hướng đến xây dựng thành công thương hiệu Nhang sạch tỉnh Tây Ninh, an toàn sức khỏe người tiêu dùng, thân thiện với môi trường. Theo đó, các phần phụ phẩm từ quả mãng cầu non và vỏ quả mãng cầu chín quá không bán được hoặc bị loại bỏ đều được tận dụng.
Nhận thấy những hiệu quả mang lại từ giải pháp ứng dụng kỹ thuật thụ phấn nhân tạo trên cây Mãng cầu để sản xuất theo hướng VietGAP, kết hợp tận dụng phụ phẩm trong quá trình canh tác, sản xuất mãng cầu như: lá, trái non hay phụ phẩm trong quá trình chế biến, bảo quản như: vỏ, hạt mãng cầu gần như không có giá trị để tạo ra sản phẩm có giá trị hơn. Trong những năm qua, bên cạnh việc nghiên cứu thì nhóm tác giả cũng đã đề xuất, tham mưu cơ quan công tác, tận dụng hiệu quả vai trò chuyên môn của cơ quan đơn vị như Hội Nông dân tỉnh, trung tâm KHCN tỉnh; Chi cục Tiêu chuẩn, Đo lường & Chất lượng tỉnh nhằm góp phần triển khai thực hiện hiệu quả việc nghiên cứu và nhân rộng giải pháp “Nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị qua khai thác, chế biến sâu các sản phẩm từ cây mãng cầu Bà Đen Tây Ninh (Annona squamosa L.)”. Bên cạnh đó, thông qua việc phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh thực phóng sự chuyên mục để giới thiệu về hiệu quả quy trình kỹ thuật sản xuất cây mãng cầu hiệu quả (thụ phấn nhân tạo, sản xuất theo hướng VietGAP trên cây Mãng cầu ta) đến các hộ nông dân; đặc biệt là các chi tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, các Tổ hợp tác, Hợp tác xã chuyên canh về cây Mãng cầu. Đồng thời tạo cơ hội nghiên cứu việc ứng dụng khai thác, chế biến sâu các sản phẩm từ cây mãng cầu Bà Đen Tây Ninh
Là một trong những trái cây đặc sản, chủ lực của tỉnh Tây Ninh. Với tổng diện tích sản xuất năm 2021 là 4.942 ha cùng với sản lượng trên 69.579 tấn/ năm(3), năng suất bình quân là 14,08 tấn/ha. Trái Mãng cầu ta nói chung và Mãng cầu Bà Đen nói riêng đã, đang và sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc chi phối thị trường cả nước. Từ những thành công bước đầu, giải pháp kỹ thuật thụ phấn nhân tạo trên cây Mãng cầu ta không những góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cạnh tranh. Bên cạnh đó, cũng sẽ góp phần tạo thêm một ngành nghề mới về chuyên môn cao về kỹ thuật thụ phấn, chăm sóc cây Mãng cầu cho lao động nông thôn. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở địa phương và góp phần hoàn thành một trong các tiêu chí thực hiện chương trình Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu ở các địa phương trong thời gian tới.
Giải pháp kỹ thuật đã được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh quay chuyên mục phóng sự để tuyên truyền giới thiệu, đồng thời tuyên truyền thông qua các cấp Hội để triển khai nhân rộng về tiến bộ kỹ thuật mới nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập từ cây Mãng cầu ta ở địa phương trong thời gian tới.

Video:

Lượt bình chọn: