Chế phẩm sinh học BIO ECOS
Nhóm: EcoBio Materials Lab
Giới thiệu sản phẩm:
Sản phẩm màng phủ sinh học sử dụng đơn giản dễ ứng dụng sẽ góp phần giải quyết vấn đề trái cây được mùa, mất giá giúp kéo dài thời gian sử dụng. Tại các vùng khó khăn miền núi như tại tỉnh Sơn La nhóm nghiên cứu đã tập huấn tại thị trấn Nông Trường huyện Mộc Châu để hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm cho các nông hộ đối với một số hoa quả chủ lực (mận, chanh leo, xoài) để kéo dài thời hạn sử dụng trái cây góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng đời sống bà con vùng khó khăn.
Xuất xứ sản phẩm:
Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ. Sản phẩm được Khoa học và Công nghệ đặt hàng để giảm tổn thất sau thu hoạch nông sản góp phần phát tiển kinh tế - xã hội
Tính sáng tạo và đổi mới:
Nghiên cứu này tạo ra sản phẩm màng phủ sinh học ăn được hướng đến nền nông nghiệp bền vững dựa trên yếu tố phát triển các giải pháp xanh trong đó tận dụng nguyên liệu phụ phẩm của lĩnh vực trồng trọt và thủy sản như: sinh khối cây vối, vỏ tôm. Để giám tổn thất sau thu hoạch kéo dài thời giản sử dụng của trái cây góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và mang lại giá trị thiết thực cho cộng đồng, đặc biệt tại các vùng khó khăn.
Nhóm nghiên cứu đã áp dụng yếu tố then chốt trong sự tiến bộ màng phủ ăn được là sự đổi mới trong khoa học vật liệu đó là tập trung vào các chất tự nhiên và có thể phân hủy sinh học, an toàn thân thiện với môi trường và các vật liệu này phải đảm bảo tính sẵn có, dễ sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Từ đó nhóm nghiên cứu rút ra được tính độc đáo, sự đổi mới sáng tạo của sản phẩm:
- Sự sáng tạo trong thành phần: lần đầu tiên có nghiên cứu sử dụng chiết thực vật giàu polyphenol từ cây vối kết hơp vớ chitosan và gum arabic để nâng cao khả năng tạo nên lớp màng phủ bảo quản với hiệu quả vượt trội, đây là sáng kiến xanh với tính thân thiện với môi trường cao, không sử dụng hóa chất, sử dụng và tận dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có.
- Sáng tạo trong việc áp dụng công nghệ siêu âm để hòa trộn các 3 thành phần chính dịch chiết vối, chitosan, gum arabic có thể đồng nhất không phân pha: do mỗi thành phần tan trong điều kiện và ph hoàn toàn khác nhau.
Tính đổi mới sáng tạo của sản phẩm đã được nghi nhận và công bố qua 02 bài báo quốc tế và 01 bài chấp nhận đăng. Và 01 giải pháp là độc quyền sáng chế đang được Cục sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung
* Bài báo 01: Enhancing mango shelf life through natural preservation: Investigating the efficacy of polysaccharide edible coating and leaf extracts; https://www.jfda-online.com/journal/vol32/iss3/5/
* Bài báo 02: Fabrication of Cleistocalyx operculatus extracts/chitosan/gum arabic composite as an edible coating for preservation of banana; https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0300944021004215?via%3Dihub
* Bài báo 03: Nghiên cứu sử dụng màng phân huỷ sinh học trên cơ sở chitosan kết hợp chiết xuất lá vối (Cleistocalyx operculatus) để kéo dài thời hạn sử dụng của chanh leo (Passiflora edulis Sims.) (Nguyễn Đắc Bình Minh, Đào Văn Minh, Lã Đức Dương, Phan Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Hồng Phượng, Lê Hải Khoa) – Tạp chí khoa học và công nghệ việt nam.
*01 giải pháp là độc quyền sáng chế đang được Cục sở hữu Trí tuệ thẩm định nội dung: Link tra cứu:
http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublishsearch/public/patents;jsessionid=C2B737A109AD3FD4D2C90218F6FADC41?0&query=*:*
Tính ứng dụng:
*Khả năng thương mại hóa cao:
+ Sản phẩm có chi phí sản xuất thấp, dễ sử dụng và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm giá thành tính trên 1 lít chế phẩm là 60.000 nghìn đồng, 1 lít chế phẩm phủ màng được 30-40kg quả (chanh leo, xoài, táo, bơ). Công nghệ thiết bin sản xuất chế phẩm dễ lắp ráp, cơ giới hóa từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn
+ Hiệu quả sản phẩm: Giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, tạo ra giá trị gia tăng cao cho nông sản, từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt tại các vùng khó khăn
+ Các sản phẩm cạnh tranh: hiện này chưa có sản phẩm nào có đầy đủ từ nghiên cứu đến ứng dụng đồng chứng minh tính an toàn của chế phẩm là không gây độc với con ngườ và môi trường. Sản phẩm đã đánh giá khả năng gây độc trên mô hình động vật thử nghiệm
*Khả năng dụng thực tế:
+ Chế phẩm dạng dung dịch an toàn thân thiện với môi trường đồng thời dễ sử dụng từ quy mô nông hộ đến quy mô nhà máy, khi triển khai không cần đầu tư chi lớn về cơ sở hạ tầng
+ Có khả năng áp dụng thực tế ở các vùng đặc biệt khó khăn, về kết cấu giao thông thời gian di chuyển dài từ vùng trồng đến vùng tiêu thụ do đó đem lại đem lại giá trị kinh tế cho xã hội cho cộng đồng
+ Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm góp phần phát triển nền kinh tế tuần hoàn do sử dụng phụ phẩm ngành nuôi và chế biến tôm.
+ Ứng dụng tại Công ty Cổ phần Sức Sống Xanh đã kéo dài thời gian bảo quản táo thêm 4-5 ngày, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.
+ Ứng dụng tại NAFOODS và HTX Chuối ViAB cho bảo quản bơ, xoài, chanh leo và chuối cho thấy khả năng duy trì chất lượng sản phẩm vượt trội.
*Giá trị kinh tế: Giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, tạo ra giá trị gia tăng cao cho nông sản, từ đó nâng cao thu nhập cho nông dân và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt tại các vùng khó khăn.
Tính hiệu quả:
Theo thống kê của tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp Quốc (FAO) mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 1,3 tỷ tấn thực phẩm bị thất thoát hoặc lãng phí trong đó 35% là trái cây do đó nếu áp dụng màng phủ sinh học sẽ tăng thời gian bảo quản kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm sẽ nâng cao năng suất tiêu thụ mang lại hiệu quả kinh tế.
Khi áp dụng màng phủ sinh học sẽ giảm chi phí đầu tư trang thiết bị so với công nghệ bảo quản lạnh, chiếu xạ… ví dụ 1 kho lạnh bảo quản chanh leo quy mô 100 tấn sẽ phải đầu từ 300-400 triệu đồng trong khi đó chi phí khi sử dụng màng phủ sinh học dao động từ 150- 200 triệu đồng, đồng thời chi phí nhiên liệu, bảo dưỡng thấp hơn rất nhiều
Tiềm năng phát triển:
Sản được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu và Pháy triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ với chuyên môn trong lĩnh vực nồng nghiêp, công nghệ sinh học và chế biến. Được phối với Viện Hóa học - Vật liệu,Viện KH-CN Quân sự; Khoa hóa trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Sản phẩm được sự phối hợp tham gia một số công ty cổ phẩn Sức sống xanh; công ty Nafoods, hợp tác xã chuối ViBa…. Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng cũng có trạm thử nghiệm và ươm tạo công nghệ có đầy đủ trang thiết bị nhà xưởng.
Tiêu chí về cộng đồng:
Sản phẩm màng phủ sinh học sử dụng đơn giản dễ ứng dụng sẽ góp phần giải quyết vấn đề trái cây được mùa, mất giá giúp kéo dài thời gian sử dụng. Tại các vùng khó khăn miền núi như tại tỉnh Sơn La nhóm nghiên cứu đã tập huấn tại thị trấn Nông Trường huyện Mộc Châu để hướng dẫn cách sử dụng chế phẩm cho các nông hộ đối với một số hoa quả chủ lực (mận, chanh leo, xoài) để kéo dài thời hạn sử dụng trái cây góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng đời sống bà con vùng khó khăn.
Cơ sở hạ tầng:
Sản phẩm có khả năng ứng dụng đa dạng với dễ dàng áp dụng với nhiều quy mô sản xuất khác nhau mà không cần bổ hay đầu tư thêm cơ sở hạ tầng
- Đối với quy mô nhỏ như các nông hộ cần cơ sở hạ tầng đơn giản: cần bể (chậu) rửa quả đầu vào, chậu (bể) nhúng; hoặc khăn sạch để lau đều màng phủ lên bề mặt quả; hoặc máng lăn chứ dung dịch màng phủ, giá để khô quả tự nhiên hoặc dung quạt gió
- Đối với các nhà máy chế biến bảo quản nông sản có thể áp dung trực tiếp vào phân xưởng rửa quả mà không cần đầu tư: do nhà máy có sẵn dây chuyền rửa và làm khô quả.
- Đối với hệ nhà máy đầu tư mới với dây chuyền công xuất 10 tấn quả trên giờ cần đầu tư: hệ thống rửa quả và làm khô; hệ thống phun phủ màng dùng các thiết bị bơm áp lực; hệ thống làm khô bằng khí nóng. ( tất cả hệ thống này thường quy có sẵn trên thị trường)
Khoảng thời gian triển khai: 1-3 năm
Tài liệu mô tả kỹ thuật https://drive.google.com/file/d/1-sS6izmLB00AEBRX3H5t0lWA9XiKV_uk/view?usp=sharing
Số người tham gia: 4