Làm hồ nổi - trồng vườn đứng, cải thiện hệ thống thoát nước đô thị
Nhóm: Công ty Cổ phần Nước. Môi trường và Hạ tầng Kỹ thuật Sài Gòn (Saigon Weico)
LĨNH VỰC MôI TRườNGNhóm: Công ty Cổ phần Nước. Môi trường và Hạ tầng Kỹ thuật Sài Gòn (Saigon Weico)
LĨNH VỰC MôI TRườNGGiới thiệu sản phẩm:
Hiện nay, hệ thống thoát nước Đô thị tồn tại nhiều bất cập mà chưa có được những biện pháp hữu hiệu để giải quyết được vấn đề này. Các tuyến cống thoát nước bị quá tải không tiêu thoát kịp dẫn đến ngập lụt. Trong lòng cống sản sinh ra nhiều loại khí độc làm ô nhiễm môi trường, người dân đã tìm cách che, bịt các cửa cống để cho mùi hôi không thoát ra ngoài nhưng cũng che luôn đường thu nước dẫn đến nước trên đường không thoát kịp. Trong cống sản sinh khí metan (CH4) gây cháy nổ, đã có nhưng vụ nỗ khí metan trong cống khi đang có công nhân thực hiện duy tu, bảo dưỡng cống gây bỏng cho công nhân. Trong cống còn các loại khí gây ngạt thở như CO, CO2 gây ra những tai nạn rất thương tâm cho những người công nhân phải làm việc trong lòng cống.
Để giải quyết tình trạng ngập lụt tại các nước phát triển họ xây dựng những bể chứa khổng lồ có sức chứa cả triệu mét khối nước, nhưng thời gian xây dựng kéo dài nhiều năm chi phí lên đến vài tỷ đô la Mỹ. Do chi phí đầu tư cao nên các Đô thị ở Việt Nam hầu như chưa được đầu tư xây dựng các hồ chứa nước chống ngập có dung tích lớn dù đã có quy hoạch vị trí, số lượng hồ điều tiết chống ngập.
Để khắc phục tình trạng trên chúng tôi nghiên cứu đề xuất giải pháp cho các hồ điều tiết chứa nước mưa, chống ngập với chi phí đầu tư thấp, thời gian xây dựng nhanh, chi phí vận hành thấp, an toàn. Khi xảy ra mưa ngập thì lắp dựng hồ để phục vụ điều tiết chứa nước mưa; khi hết mưa ngập, tháo dỡ hồ dễ dàng cất trở lại kho chứa để không chiếm dụng qũy đất, mặt bằng, không tốn chi phí bảo trì, bảo dưỡng trong mùa khô.
Sử dụng các loại bể chứa nước bằng bạt HDPE và để nổi trên mặt đất. Các tấm bạt được gấp sao cho tạo thành hình hộp, mặt trên để hở, có thể xếp thành hình dạng bất kỳ trên mặt bằng theo đúng hình dáng của lô đất đặt các bể chứa nổi. Bể nổi bằng bạt có thể xây dựng nhanh trong vòng 03 tiếng hoàn tất 1 cụm bể nên có thể bố trí thành chuỗi các cụm hồ nổi trên khắp thành phố để điều tiết giảm thiểu ngập. Bể chứa bằng bạt thi công nhanh và tháo dỡ nhanh để trả lại mặt bằng sau khi đã hết ngập lụt nên không tốn đất.
Đối với việc xử lý các loại khí độc được sản sinh ra trong các cống thoát nước, hố ga. Chúng tôi đưa ra giải pháp Trồng cây xanh trong các hố ga, hố thu nước tầng hầm, trạm bơm …, cây xanh sẽ hấp thụ các loại khí độc hại đồng thời sinh ra oxy làm cho môi trường trong sạch hơn, cây sẽ hút hết nước tù đọng trong các hố thu nước tầng hầm của các tòa nhà.
Cây xanh sẽ hấp thụ và giữ các khí tại tán cây làm cho hố ga, trạm bơm … giảm thiểu mùi, cây hấp thụ CO, CO2 và sinh ra Oxy giúp loại các chất khí gây ngạt đảm bảo an toàn hơn cho công nhân phải thao tác trong các hố ga, cống; cây sinh ra khí oxy giúp khử được khí metal sẽ làm giảm khả năng cháy nổ.
Cây xanh chọn các loại cây bản địa, ưa nước, không cần nhiều nắng, có khả năng hấp thụ các khí độc, chất độc tốt như cây Dương Xỉ, Trầu Bà, Cỏ Seo Gà ….
Cây được trồng theo chiều thẳng đứng theo các xu hướng trồng vườn hiện nay trên thế giới như Garden Tower, Vertical Farm, Tháp CO2 và Cây nhân tạo.
Trong các bể chứa có nước có thể để các chậu cây ngập một phần vào mực nước cao nhất trong bể. Chậu trồng cây có thể để dưới các ống nhánh thoát nước vào hố ga để có thể đón nước tưới trực tiếp cho cây.
Tại các hố thu nước trong tầng hầm thiếu ánh sáng có thể trồng cây Dương Xỉ hấp thụ được bức xạ ánh sáng từ các loại đèn chiếu, đèn xe và sau 7-15 ngày ta có thể thay chậu cây đem ra trồng ngoài trời và đưa chậu cây ngoài trời đặt vào hố thu.
Tính năng cơ bản:
1. Hồ bạt nổi lắp ghép chứa nước mưa có ưu thế vượt trội về giải pháp sử dụng vật liệu rẻ tiền so với cách làm hiện tại, không tốn kém quỹ đất do chỉ sử dụng trong lúc ngập lụt hoặc chỉ trong 4 tháng mùa mưa có mưa to. Hồ đặt nổi nên dễ thi công, không tốn nhiều công đào đắp đất như các loại hồ chứa hiện nay. Hồ tháo lắp dễ dàng, linh hoạt, trả lại mặt bằng khu đất với đúng công năng ban đầu của khu đất. Từ 6-8 tháng/ năm không có ngập lụt thì không cần lắp dựng hồ, toàn bộ vật tư dùng làm hồ có thể xếp gọn, lưu kho để phục vụ mùa mưa sang năm nên tuổi thọ của loại hồ bạt cao, trên chục năm mới phải đầu tư lại.
Hồ bạt nổi có công năng tương đương với các hồ làm bằng bê tông cốt thép chứa nước mưa nhưng chi phí thấp hơn và thời gian xây lắp ngắn hơn rất nhiều.
2. Giải pháp trồng cây xanh trong hố ga: trồng các loại cây bản địa không ưa ánh nhiều sáng, chịu được môi trường ẩm ướt và nóng như Dương Xỉ, Trầu Bà, Cỏ Seo Gà … cây không cần tốn công chăm sóc, dễ sống lại có khả năng hấp thụ và khử một số khí độc trong không khí và bộ rễ cây ngập trong nước sẽ giữ lại các kim loại độc hại có trong nước thải. Cây xanh được bố trí ngay tại nơi phát sinh nguồn ô nhiễm sẽ giúp cho việc loại bỏ các loại khí độc, chất độc hiệu quả hơn. Việc cây xanh không làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành của Hệ thống thoát nước, các chỗ cây có thể tháo lắp dễ dàng phục vụ cho công tác sửa chữa, duy tu hệ thống thoát nước.
Trong các hố ga, hố thu nước rò rỉ, trạm bơm nâng, bể xử lý nước thải được đặt, treo các chậu trồng cây theo chiều đứng, cây xanh có thể đặt chìm trong nước và đặt ngay tại vị trí mực nước cao nhất, gắn vào thành bể hoặc treo lên trên nắp bể. Cây xanh sẽ hấp thụ khí độc như CO, CO2… và giải phóng khí O2. Khí O2 được cây xanh tạo ra sẽ phản ứng tiếp với các khí độc có trong hố ga, bể chứa như H2S; CH4 … làm giảm mùi hôi, giảm nguy cơ cháy nổ, giảm hiệu ứng nhà kính.
2H2S + O2 → 2S + 2H2O
CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
Các tán cây sẽ hấp thụ một số loại khí như NH3; NOx cũng như một số khí độc hữu cơ – vô cơ và cây xanh sẽ giữ lại các loại khí ở lại tán cây không cho phát tán ra ngoài sẽ làm giảm mùi hôi và không ngửi phải các khí độc hại.
Cây đặt ngập trong nước sẽ hấp thụ các hợp chất của Ni tơ, Phốt pho trong nước để nuôi cây, ngoài ra rễ cây cũng sẽ hấp thụ và giữ lại một số kim loại nặng, tạp chất làm cho nước được sạch hơn trước khi về trạm xử lý.
Các loại cây như Trầu Bà, Dương Sỉ, cỏ Lan Chi, cỏ Seo Gà, Húng … sống trong môi trường ẩm ướt, ngập nước, cần ít sáng, cây hấp thụ được nhiều loại khí độc có trong môi trường như fomaldehyde, benzene, toluene…
Cây được cung cấp nước có sẵn trong các hố ga, bể chứa và có đủ sáng nên tự phát triển mà không tốn công chăm sóc, giúp làm trong sạch môi trường.
Đối với các công trình như tầng hầm, nhà đặt bơm, nhà kỹ thuật … có bố trí hố thu nước sàn, hố thu nước rò rỉ, cây xanh sẽ hút hết lượng nước tù đọng trong các hố thu này, giúp tiết kiệm điện chạy máy bơm. Lúc này bơm trong hố thu chỉ còn chức năng dự phòng sự cố.
Tính sáng tạo và đổi mới:
Hồ nổi lắp ghép chống ngập sẽ là lần đầu tiên được dùng vật liệu bạt tấm để làm hồ chứa nước mưa. Chuyển sang dùng hồ nổi chứa nước mưa dễ thi công không dùng loại hồ chìm nằm âm dưới đất khó thi công và chi phí xây dựng cao.
Trồng cây xanh khử độc trong hố ga, các công trình thoát nước theo Nhóm tác giả tìm hiểu thì chưa nơi nào áp dụng nên nếu đưa vào thực tế sẽ là nơi đầu tiên trên Thế giới ứng dụng trồng cây xanh theo chiều đứng lại nằm âm dưới mặt đất góp phần bảo vệ môi trường.
Tính ứng dụng:
Các nguyên vật liệu để làm Hồ nổi và trồng cây xanh đều được sản xuất trong nước và có sẵn trên thị trường nên dễ dàng lắp đặt ở tất cả mọi nơi.
Tiềm năng phát triển:
Dễ dàng ứng dụng cho các Đô thị ở Việt Nam và trên Thế giới.
Hiện công ty chủ quản (Saigon Weico) đang tiến hành các thủ tục đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ và giới thiệu với các cơ quan quản lý thoát nước đô thị để áp dụng vào thực tế.