Ứng dụng thay thế bột vỏ sầu riêng lên men kết hợp với các nguồn phụ phẩm địa phương sản xuất thức ăn cho vịt thịt.

Cá nhân: Võ Trần Anh Huy

LĨNH VỰC MôI TRườNG

Mô tả sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm:

Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi được coi là một trong những ngành trọng yếu, đóng vai trò quan trọng trong đời sống và đóng góp đáng kể vào việc giúp người dân thoát khỏi tình trạng nghèo nhanh chóng và ổn định tình hình kinh tế. Mặc dù trong những năm gần đây, ngành này đã phải đối mặt với những khó khăn và thách thức nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 và các dịch bệnh cúm khác, nhưng ngành chăn nuôi nói chung, và đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm, đã phát riển mạnh mẽ và giữ vững ổn định. Vào năm 2019, ước tính cho thấy tổng số gia cầm trên cả nước vào tháng 12 đã tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2018. Sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng trong cả năm đạt khoảng 1278,6 nghìn tấn, tăng 16,5% so với năm 2018.
Vịt thịt, đặc biệt là vịt siêu thịt, hiện đang là một trong những loại gia cầm phổ biến tại tỉnh Bến Tre. Người chăn nuôi ưu tiên lựa chọn đầu tư vào việc nuôi vịt, bởi chúng có tốc độ phát triển nhanh và sản xuất ra nhiều thịt, đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tổng đàn gia cầm toàn tỉnh ước lượng hơn 8 nghìn con, tăng gần 12,9% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm ước khoảng 20.170 tấn, tăng 13,97% so với cùng kỳ.
Nguồn thức ăn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho vịt, đảm bảo sự phát triển và sức kháng của chúng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc sản xuất nguyên liệu thức ăn trong nước đã gặp khó khăn, chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, phần còn lại phải nhập khẩu (từ 70% đến 85%)[3]. Điều này đã dẫn đến tăng chi phí sản xuất thức ăn và giá thành, với mức tăng lên đến 33-40% và giảm lợi nhuận của người chăn nuôi lên đến 50%. Hậu quả của tình trạng này không chỉ dừng lại ở việc giảm lợi nhuận của người nuôi vịt mà còn ảnh hưởng đến kinh tế nông thôn và gây ra tình trạng cung cầu không cân đối, đồng thời thu hẹp diện tích chăn nuôi. Điều này dẫn đến sự suy giảm trong nền kinh tế và tình trạng cung cầu không ổn định.
Bên cạnh sự phát triển vượt trội của ngành chăn nuôi, vẫn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến bệnh dịch trên gia cầm. Trong tình hình hiện nay, việc sử dụng kháng sinh và hàm lượng kháng sinh cao trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích tăng sức đề kháng cho gia cầm trong khẩu phần ăn và đang trở thành mối lo ngại ngày càng tăng của người tiêu dùng về việc có dư lượng kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi. Một số nhà chăn nuôi, vì lợi nhuận đã thường xuyên sử dụng kháng sinh rộng rãi để tăng sức đề kháng cho vật nuôi để số lượng cá thể được đảm bảo, dẫn đến tình trạng kháng thuốc với các vi khuẩn gây bệnh gia cầm diễn ra nhanh hơn so với việc tìm ra các loại kháng sinh mới để điều trị. Để đảm bảo cung cấp đủ lượng gia cầm chất lượng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và phát triển thị trường xuất khẩu, cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong ngành chăn nuôi gia cầm. Hiện nay, thị trường thực phẩm đang chuyển hướng về sự tập trung vào sản phẩm hữu cơ và tự nhiên. Một trong những tiêu chí quan trọng để đáp ứng nhu cầu của thị trường là sử dụng thức ăn hữu cơ trong ngành chăn nuôi.
Saccharomyces cerevisiae (S. Cerevisiae) là chủng nấm men không chỉ được áp dụng rộng rãi trong ngành lên men đồ uống và sản xuất protein đơn bào mà còn được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. S. Cerevisiae rất giàu chất dinh dưỡng cũng như là một nguồn nấm men sống đã được chứng minh là cải thiện năng suất vật nuôi và giảm bệnh tật. Bên cạnh đó vách tế bào lợi khuẩn như S. Cerevisiae rất giàu prebiotic, chủ yếu β-glucan, có tác dụng có lợi đối với sinh trưởng và sức khỏe gia súc. Kết luận việc bổ sung β-glucan chiếc xuất từ S.Cerevisiae đã làm tăng khả năng sinh trưởng nhờ vào kích thích sự phát triển của vi sinh vật sinh lactic. Do đó lợi khuẩn trở nên quan trọng thay thế cho kháng sinh làm phụ gia cho chăn nuôi. Các ảnh hưởng của hệ vi sinh vật đường ruột đối với sức khỏe của gia cầm và sự trao đổi chất đã được công nhận. Do đó, việc phát triển khẩu phần ăn uống đã được tăng cường chú ý đến chiến lược dùng thành phần vi sinh vật có lợi. Đây là một trong những chế phẩm probiotic đang được đánh giá như một giải pháo thay thế hiệu quả và cung cấp một trong những phương thức an toàn bền vững đối với vật nuôi và người tiêu dung
Tại Việt Nam, sầu riêng được trồng tập trung tại một số tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước... và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ... Riêng tại Bến Tre năm 2022, diện tích trồng sầu riêng 2.500 ha, phân bổ tập trung ở các xã của huyện Chợ Lách và Châu Thành. Tuy nhiên, vỏ của quả sầu riêng chiếm hơn 70% khối lượng toàn quả sầu riêng nhưng chưa được các doanh nghiệp sử dụng nhiều. Với hiện trạng thải bỏ và đổ đống trực tiếp ra môi trường, vỏ sầu riêng sẽ là một chất thải có tiềm năng tác động môi trường xung quanh với phát thải mùi và thu hút vi sinh vật gây bệnh. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu và đề tài về việc tái sử dụng vỏ sầu riêng để chế biến thành các món ăn (như chiên giòn, hấp, nấu canh, và nhiều món khác) [ cũng như sản xuất các sản phẩm khác nhau (như than đá, khối protein đơn bào ,và nhiều sản phẩm khác). Mặc dù các đề tài này có tính ứng dụng cao, nhưng việc thực hiện chúng vẫn đang đối mặt với những thách thức của xã hội. Một trong những thách thức chính là việc xử lý vỏ sầu riêng, đặc biệt là trong quy mô lớn, có thể đòi hỏi công nghệ và quy trình sản xuất phức tạp. Ngoài ra, việc tiếp thị và phân phối sản phẩm từ vỏ sầu riêng cũng là một khía cạnh quan trọng, vì sản phẩm này chưa được tiêu dùng rộng rãi. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự hợp tác giữa các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và chính phủ để thúc đẩy phát triển và tiếp thị các sản phẩm từ vỏ sầu riêng, đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế và môi trường.
Hiện nay, người dân đã biến vỏ sầu riêng thành những món ăn ngon như vỏ sầu riêng hấp, vỏ sầu riêng nấu canh và sử dụng bột vỏ sầu riêng trong chế biến bánh Quy (Phạm Hoàng Phong – ĐH Cần Thơ, 2023). Điều này đem lại nhiều lợi ích bởi việc tận dụng các phần thừa của sầu riêng, tạo ra những món ăn mới mẻ và độc đáo. Tuy nhiên, vỏ sầu riêng vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng của nó, một phần là do sở thích ẩm thực và một phần do ít người biết đến cách sử dụng.
​Dựa trên nghiên cứu về thành phần hóa học của vỏ sầu riêng, chúng tôi có thể thấy rằng nó chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng như protein, xơ, béo, axit phenolic, phenolic glycoside, flavonoid, coumarin, tritepen, glycoside đơn giản, cellulose, pectin, lignin...[9] .Tất cả những thành phần này có khả năng thay thế vào khẩu phần ăn của gia cầm tổng quát và vịt cụ thể.
​Vậy câu hỏi đặt ra là liệu vỏ sầu riêng có thể thay thế một phần nguyên liệu chế biến thức ăn của vịt thịt hay không? Câu trả lời là có. Điều này không chỉ giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn tận dụng được nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp, tạo ra nguồn thức ăn hữu cơ chất lượng cao cho gia cầm nói chung và vịt thịt nói riêng.

Tính năng cơ bản:

Các lợi ích mang lại và tác động của kết quả sau nghiên cứu của sản phẩm:
​- Tạo ra được nguồn thức ăn hướng hữu cơ than thiện với môi trường, an toàn cho người tiêu dùng và vật nuôi.
- Tìm ra được loại thức ăn mới nhằm biến nguồn phụ phẩm tại địa phương thành nguồn nguyên liệu cho vật nuôi.
- Cải thiện khả năng tiêu hóa và tăng trọng tự nhiên của vật nuôi bằng cách tạo ra chất kích thích từ thực vật, không sử dụng chất bảo quản và chất kháng sinh.
- Tạo ra được nguồn thức ăn mới bằng phụ phẩm tại địa phương, giá thành thấp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
- Tái sử dụng nguồn phụ phẩm bị bỏ đi giúp giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm sự lãng phí.
- Tái sử dụng vỏ sầu riêng giúp giảm chi phí vận chuyển đến bãi rác để xử lý.
- Nguồn thức ăn hữu cơ cho vật nuôi vừa tốt cho vật nuôi, vừa tốt cho người tiêu dùng về sử dụng sản phẩm sạch.

Tính sáng tạo và đổi mới:

Sản phẩm vận dụng đa dạng sáng tạo, tìm ra giải pháp mới giúp tận dụng nguồn phụ phẩm trở nên có giá trị cao.

Tính ứng dụng:

Sản phẩm ứng dụng những kiến thức, kinh nghiệm từ học tập để giải quyết nhu cầu thực tại của cuộc sống

Tiềm năng phát triển:

Sản phẩm hướng đến sự vươn ra thế giới

Video: