Grace - Trợ lý ảo hỗ trợ người khiếm thị tìm kiếm thông tin

Nhóm: Grace

LĨNH VỰC CôNG NGHệ

Mô tả sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm:

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9%. Đây là một số lượng đáng kể, ảnh hưởng đến sự phát triển đồng đều của xã hội. Từ đó, vấn đề dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật hòa nhập xã hội được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, vì những khiếm khuyết tạo nên rào cản trong việc hòa nhập, thực hành tiếp thu kiến thức. Vì thế, nghiên cứu sản phẩm đối với người khuyết tật, đặc biệt là người khiếm thị và người mù, đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng và cần thiết trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng hòa nhập xã hội của họ. Trong bối cảnh người khuyết tật ở Việt Nam đang chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dựa trên công nghệ là một ưu tiên quan trọng.
Đặc điểm đối tượng: Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường. Vấn đề cơ bản đối với người khiếm thị và người mù là khả năng di chuyển, điều hướng và nhận biết vật thể trong môi trường xung quanh. Đồng thời, việc truy cập thông tin in ấn và tương tác xã hội cũng là thách thức lớn đối với họ.
Vì thế, những nghiên cứu về công nghệ hỗ trợ dành cho người khiếm thị và người mù thường tập trung vào—khả năng di chuyển, điều hướng và nhận dạng vật thể; nhưng gần đây hơn là việc truy cập thông tin in ấn và tương tác xã hội. Trong đó, dựa trên nguyên lý thay thế giác quan (Sensory Substitution) nhận định rằng đối tượng khiếm thị có thể sử dụng thính giác thay thế cho thị giác.
Sản phẩm của nhóm sẽ bao gồm phần cứng với kích cỡ phù hợp để mang theo và phần mềm dựa trên ứng dụng AI (Trí tuệ nhân tạo) nhằm hỗ trợ tối đa về trải nghiệm của đối tượng trong cuộc sống và làm việc.
Artificial Intelligence (gọi tắt là AI), tạm dịch là trí tuệ nhân tạo, là một lĩnh vực khoa học liên ngành giữa lĩnh vực khoa học máy tính, toán học, vật lý, sinh học và các lĩnh vực khác.
AI nghiên cứu về cách tạo ra các hệ thống hoạt động như con người bằng cách sử dụng các thuật toán và các phương pháp khác để tự động hóa các quyết định, học hỏi từ dữ liệu, tư duy và giải quyết các vấn đề.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò then chốt trong việc phát triển các sản phẩm dành cho người khuyết tật. AI không chỉ đơn thuần là một lĩnh vực khoa học, mà còn là một công cụ mạnh mẽ để tự động hóa quyết định, học hỏi từ dữ liệu, và giải quyết các vấn đề phức tạp. Sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm của nhóm dựa trên AI sẽ tạo ra một sản phẩm có khả năng tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng trong các hoạt động hàng ngày.
Quan trọng hơn, việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm này được nhóm nghiên cứu chúng tôi tiếp cận một cách toàn diện và có sự hợp tác chặt chẽ. Chính sự đa ngành và đa phương thức trong quá trình nghiên cứu và phát triển của nhóm sẽ tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng cao và đáp ứng được nhu cầu thực tế của đối tượng người dùng.
Tóm lại, nghiên cứu và phát triển sản phẩm dành cho người dùng, dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo, không chỉ là một ưu tiên cấp bách mà còn là một cơ hội để tạo ra những thay đổi tích cực và có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống của họ. Qua việc tận dụng tiềm năng của công nghệ và sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan, chúng ta có thể định hình một tương lai mà mọi người, bao gồm cả những người có khuyết tật, có thể tham gia và đóng góp vào xã hội một cách tích cực và bền vững.

Tính năng cơ bản:

Các tính năng cơ bản của sản phẩm:
Thiết bị có khả năng nhận diện xử lý giọng nói tự nhiên, cho phép người dùng thực hiện các lệnh cơ bản như gọi điện, gửi tin nhắn, hỏi đáp thông tin mà không cần tương tác trực tiếp với thiết bị.
Ứng dụng được thiết kế để dễ dàng sử dụng với các thao tác đơn giản như lắc nhẹ để kích hoạt và âm thanh đặc biệt cho mỗi chức năng, giúp người khiếm thị nhận biết và sử dụng một cách dễ dàng.
Nút kích hoạt đa chức năng trên thiết bị, khi nhấn giữ để kích hoạt trợ lý hoặc nếu nhấn nhiều lần thì thiết bị sẽ hiểu thành đang ở tình trạng khẩn cấp (SOS) và sản phẩm sẽ gửi tính hiệu cứu hộ.
Tích hợp cảm biến gia tốc và nút SOS để nhận biết các tình huống nguy hiểm như té ngã. Trong trường hợp khẩn cấp, thiết bị có thể tự động gửi tin nhắn khẩn cấp và vị trí của người dùng đến người thân hoặc cơ quan y tế.
Chức năng phân tích hình ảnh được kích hoạt khi người dùng chụp ảnh thì app có thể miêu tả được nội dung của bức ảnh đó
Bên cạnh các tính năng cơ bản, trợ lý ảo cũng hỗ trợ các chức năng khác như đọc sách, báo, hướng dẫn đường đi, nhận dạng đồ vật để hỗ trợ đời sống hàng ngày của người khiếm thị.
Dự án trợ lý ảo AI này được phát triển với mục tiêu cung cấp một công cụ hỗ trợ đắc lực, giúp người khiếm thị có thể sống một cuộc sống độc lập và an toàn hơn, giảm thiểu những hạn chế và khó khăn mà họ phải đối mặt mỗi ngày.


Sản phẩm Grace, có ưu điểm và nổi bật hơn so với các sản phẩm có trên thị trường là:
1. Tính Di Động Cao: Grace được thiết kế để dễ dàng mang theo mọi lúc, mọi nơi, giúp người dùng luôn có thể tiếp cận với trợ lý ảo của mình. Điều này mang lại sự linh hoạt và tự do tối đa trong việc tương tác với công nghệ.
2. Thời Lượng Pin Ưu Việt: Với thời lượng pin dài, Grace đảm bảo rằng người dùng sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc thiết bị sẽ hết pin giữa chừng, cho phép sử dụng liên tục suốt cả ngày.
3. Hệ Thống Sạc Tiện Lợi: Sử dụng đế sạc nam châm, không chỉ giúp việc sạc trở nên dễ dàng và nhanh chóng mà còn giảm thiểu rủi ro hỏng hóc, mang lại sự tiện lợi và an toàn cho người dùng.
4. Kết Nối Bluetooth: Cho phép thiết bị dễ dàng kết nối với ứng dụng điện thoại, giúp người dùng tương tác với Grace một cách linh hoạt và thuận tiện.
5. Giao Diện Đơn Giản và Thân Thiện: Với thiết kế giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Grace giúp người khiếm thị có thể dễ dàng điều khiển và tương tác với thiết bị mà không cần hướng dẫn chi tiết.
6. Kích Hoạt Bằng Cử Động và m Thanh: Điểm đặc biệt của ứng dụng điện thoại là khả năng kích hoạt trợ lý thông qua cử động lắc nhẹ hoặc sử dụng âm thanh đặc biệt, mang lại trải nghiệm sử dụng tự nhiên và thuận tiện.
7. Tối Ưu Hóa cho Người Khiếm Thị: Từ phần cứng đến phần mềm, mọi khía cạnh của Grace đều được thiết kế với sự cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu và khả năng của người khiếm thị, đảm bảo rằng sản phẩm là công cụ hỗ trợ đắc lực cho họ.

Tính sáng tạo và đổi mới:

Sản phẩm mang lại một sự đổi mới và sáng tạo trong việc hỗ trợ cuộc sống hằng ngày cho người khiếm thị. Phát triển sản phẩm không chỉ giúp cải thiện khả năng tiếp cận mà còn nâng cao độ an toàn cho người dùng. Dưới đây là một số điểm nổi bật về tính đổi mới, sáng tạo và công nghệ của sản phẩm:
Tính thân thiện và dễ tiếp cận: Thiết kế ứng dụng điện thoại với thao tác sử dụng đơn giản cho người dùng như lắc điện thoại để kích hoạt trợ lý ảo hoặc âm thanh cho mỗi chức năng giúp người dùng nhận biết chức năng mỗi nút một cách dễ dàng thông qua âm thanh. Điều này giúp cho việc sử dụng sản phẩm trở nên thân thiện và dễ tiếp cận hơn.
Ứng dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) giúp trợ lý ảo hiểu và phản hồi của người dùng một cách tự nhiên, tạo điều kiện giao tiếp hai chiều giữa người dùng và sản phẩm.
Áp dụng mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) bằng cách tích hợp Gemini API của Google cho phép trợ lý ảo truy cập vào nguồn thông tin phong phú và đa dạng, giúp trả lời những câu hỏi của người dùng một cách thông minh và nhanh chóng.
Sản phẩm chú trọng tới sự an toàn của người dùng bằng cách sử dụng cảm biến gia tốc hoặc nút SOS để nhận biết và cảnh báo những trường hợp nguy hiểm như té ngã hoặc những tình huống khẩn cấp. Khi gặp những trường hợp trên thiết bị có thể tự động gửi tin nhắn khẩn cấp và vị trí đến cho người thân hoặc cơ quan y tế. Chức năng này giúp tăng cường sự an toàn cho người dùng.
Sự kết hợp giữa các công nghệ và thiết kế hiện đại này không chỉ giúp trợ lý ảo trở thành một công cụ hỗ trợ cuộc sống hằng ngày cho khiếm thị mà còn mà còn mở ra một hướng đi mới để giúp họ tiếp tục tham gia và góp phần phát triển xã hội.

Tính ứng dụng:

Tính ứng dụng của sản phẩm không chỉ là một khía cạnh quan trọng mà còn là yếu tố quyết định về sự thành công và ảnh hưởng tích cực mà nó mang lại cho cộng đồng mục tiêu. Dưới đây là một số khía cạnh về tính ứng dụng của sản phẩm:
1. Tính di động cao:
Vì mục đích phát triển phần cứng giúp người dùng chủ động trong sử dụng hàng ngày và dễ tiếp cận. Vì vậy, sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu về thiết kế nhỏ gọn và tiện lợi, có thể dễ dàng mang theo bởi người dùng trong mọi hoàn cảnh. Khả năng mang theo tiện lợi này giúp họ tự tin di chuyển và tham gia vào các hoạt động hàng ngày một cách linh hoạt và dễ dàng hơn.
2. Giá cả phù hợp:
Sản phẩm không chỉ được thiết kế để có tính ứng dụng cao mà còn có giá cả phù hợp, hợp lý đối với đại đa số người dùng trong cộng đồng người dùng. Việc giữ giá cả ở mức hợp lý vì chúng tôi mong muốn sản phẩm trở nên dễ tiếp cận và được nhiều người sử dụng, từ đó tạo ra sự lan rộng và ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng.
3. Kết nối đơn giản:
Sản phẩm được tích hợp với công nghệ kết nối điện thoại, giúp người dùng có thể dễ dàng tương tác và sử dụng sản phẩm thông qua điện thoại di động của mình. Khả năng kết nối này không chỉ mở ra các cơ hội mới trong việc tận dụng và tương tác với các ứng dụng khác trên điện thoại mà còn tạo ra trải nghiệm toàn diện và tiện lợi cho người dùng.
4. Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày:
Sản phẩm không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các chức năng cơ bản mà còn được thiết kế để ứng dụng vào các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là việc giao tiếp của người khiếm thị. Tính ứng dụng cao này giúp họ cảm thấy tự tin và độc lập hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động hàng ngày của mình, từ việc di chuyển đến việc tìm kiếm thông tin và giao tiếp xã hội.
5. Tiện ích và an toàn:
Sản phẩm được thiết kế với mục đích chính là đem lại tiện ích và an toàn cho người dùng trong cuộc sống hàng ngày. Khả năng nhận diện và cảnh báo về các tình huống nguy hiểm.
6. Mở ra cơ hội kinh doanh:
Từ một sản phẩm giải quyết vấn đề cho xã hội, đây còn là một cơ hội kinh doanh tiềm năng. Với tính ứng dụng cao, giá cả hợp lý và khả năng tương tác với điện thoại di động, sản phẩm có thể thu hút sự quan tâm của một đối tượng người dùng rộng lớn và tạo ra lợi nhuận kinh doanh đáng kể.
Đồng thời, tính ứng dụng này cũng mang lại giá trị kinh doanh và xã hội lớn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội.

Tiềm năng phát triển:

Đội ngũ phát triển:
Dự án Grace có sự tham gia của một đội ngũ sinh viên đa dạng, đến từ các lĩnh vực khoa học máy tính, cơ điện tử, quan hệ công chúng (public relation), và marketing. Sự kết hợp này không chỉ phản ánh một phạm vi kiến thức và kỹ năng rộng lớn mà còn tạo điều kiện cho việc phát triển một sản phẩm công nghệ đột phá, tích hợp cả phần cứng và phần mềm, cũng như một chiến lược tiếp thị và truyền thông hiệu quả.

Nhu cầu của đối tượng mục tiêu:
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28,9% (Vietnamplus, 2022). Việc hỗ trợ nhóm đối tượng này là cần thiết, theo sát đó là việc nhóm chúng tôi luôn muốn nghiên cứu nhiều hơn các chức năng để hỗ trợ nhóm đối tượng mục tiêu này.
Trong tương lai gần, chúng tôi tập trung vào nhu cầu giao tiếp đa dạng và với những nhóm người khác nhau mà người dùng mong muốn. Từ đó, các tính năng sẽ được nghiên cứu và áp dụng để hỗ trợ điều này.
Hướng phát triển của dự án:

a. Cải tiến công nghệ và tính năng:
1. Nhận dạng và Tương tác Giọng Nói Nâng Cao: Phát triển công nghệ nhận dạng giọng nói tiên tiến, cho phép Grace hiểu và phản hồi các lệnh phức tạp hơn, bao gồm cả ngữ cảnh và ý định người dùng.
Nhận Dạng Hình Ảnh và Đối Tượng: Tích hợp khả năng nhận dạng hình ảnh, giúp người dùng khiếm thị nhận biết vật thể, khuôn mặt và môi trường xung quanh thông qua phản hồi âm thanh.

2. Hỗ Trợ Đa Ngôn Ngữ: Mở rộng khả năng hỗ trợ ngôn ngữ của Grace, không chỉ giúp dễ dàng tiếp cận với người dùng ở các quốc gia khác nhau mà còn tạo điều kiện cho việc sử dụng sản phẩm trong các cộng đồng đa văn hóa.
Phát triển phần cứng kết hợp camera: camera trên thiết bị phần cứng giúp thiết bị thông minh hơn khi có thể nhận diện và phân tích hình ảnh giúp đưa ra những gợi ý hoặc cảnh bảo chính xác hơn.

b. Hợp tác và tích hợp:
1. Hợp Tác với Tổ Chức Giáo Dục: Tích hợp Grace vào chương trình giáo dục đặc biệt, giúp học sinh khiếm thị tiếp cận thông tin và tài liệu học tập một cách dễ dàng hơn.

2. Tích Hợp với Cơ Sở Hạ Tầng Thông Minh: Hợp tác với các dự án thành phố thông minh để tích hợp Grace với hệ thống giao thông công cộng, cung cấp thông tin trực tiếp và hỗ trợ điều hướng cho người khiếm thị.
Hợp Tác với Doanh Nghiệp Công Nghệ: Hợp tác với các công ty công nghệ lớn để tích hợp Grace với các dịch vụ và thiết bị thông minh khác, từ đó mở rộng khả năng và tác động của sản phẩm.

Video:

Sản phẩm khác