“Thiết kế, xây dựng, sử dụng một số video và thí nghiệm ảo trong dạy học KHTN - PM Vật lý 8”
Cá nhân: NGUYỄN THỊ HẠNH
Cá nhân: NGUYỄN THỊ HẠNH
Giới thiệu sản phẩm:
Sản phẩm sẽ giúp rất nhiều khi những vùng khó khăn các em không có các thiết bị dạy học thì chỉ cần GV có máy tính và tải những video đó xuống là các em HS sẽ được nghiên cứu các kiến thức như chương trình GDPT như hiện nay, đặc biệt là các video làm thí nghiệm của tôi.
Xuất xứ sản phẩm:
Trường TH&THCS Kim Chân
Tính sáng tạo và đổi mới:
Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến, mô hình, giải pháp.
Xuất phát từ tình hình thực tế ở trường THCS Kim Chân nói riêng và học sinh các trường THCS nói chung, tôi nhận thấy các em luôn thích thú những bài giảng có sử dụng thí nghiệm ảo, khi giáo viên đưa thí nghiệm ảo vào bài giảng, học sinh rất hứng thú theo dõi, thảo luận các hiện tượng thí nghiệm rất sôi nổi, lĩnh hội kiến thức rất nhanh và hệ thống, ghi nhớ các kiến thức rất linh hoạt, sâu sắc. Đồng thời, thông qua các thí nghiệm ảo, học sinh cũng tự rèn luyện thêm các thao tác, kỹ năng thực hành trước khi tiến hành thực hành tại các phòng thí nghiệm.
Trên thực tế, có nhiều hình thức sử dụng thí nghiệm trong bài giảng như: Trình chiếu video thí nhiệm, tiến hành thí nghiệm... Mỗi hình thức thí nghiệm trên có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau:
- Trình chiếu video
Nhanh gọn, tiết kiệm thời gian
Hiệu quả, luôn thu được kết quả như mong muốn, chính xác khoa học.
Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm ở mức độ học tập qua quan sát
Ghi nhớ kiến thức sâu sắc.
- Tiến hành thí nghiệm
Mất nhiều thời gian cho quá trình chuẩn bị và tiến hành.
Có thể không đạt kết quả mong muốn.
Rèn luyện được kỹ năng thao tác, tính cẩn thận cho học sinh thông qua việc thực hành thí nghiệm.
Ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn nhờ quá trình tự làm thí nghiệm
Có thể nói rằng thí nghiệm ảo hay thí nghiệm thật thì cũng đều được xếp vào dòng là thí nghiệm trực quan, cùng làm sáng tỏ lý thuyết, gây hứng thú học tập cho các em, giáo dục tính tò mò khoa học, làm cho họcsinh nhận thức dễ dàng hơn, kiến thức thu được của các em rõ ràng và sâu sắc, đồng thời lớp học sôi nổi, hào hứng, ... Tuy nhiên mỗi cách đều có ưu nhược điểm của nó.
Có thể nói rằng với công nghệ hiện đại như ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của máy vi tính thì cuộc sống ảo vô cùng phong phú, đôi khi nó còn lấn át cuộc sống thực tại của chúng ta, tuy nhiên không thể nói thí nghiệm ảo hoàn toàn tốt hơn thí nghiệm thật nhưng nó lại có rất nhiều ưu điểm có thể đánh bại thí nghiệm thật. Có thể đưa ra dưới đây một số điểm cơ bản mà thí nghiệm ảo khắc phục được nhược điểm của thí nghiệm thật.
Trong trường hợp giáo viên làm thí nghiệm thật trên lớp cho học sinh quan sát thì hầu như các dụng cụ thí nghiệm đều nhỏ, lớp học đông, phòng học rộng. Như vậy khi làm thínghiệm thì không phải tất cả các học sinh trong lớp đều có thể quan sát dễ dàng được, các em ở cuối lớp chỉ có thể nghe giáo viên nói mà không thể nhìn được thí nghiệm giáo viên làm như thế nào và chỉ có một số học sinh ở bàn trên mới có thể quan sát rõ thí nghiệm. Trong khi đó thí nghiệm ảo được thực hiện trên một màn chiếu, mà thông thường màn chiếu được đặt sao cho tất cả học sinh trong lớp học có thể nhìn rõ tất cả những gì thực hiện trên đó, đồng thời giáo viên hoàn toàn có thể chỉnh kích cỡ của dụng cụ thí nghiệm cho đủ lớn để cho cả lớp đều có thể quan sát rõ ràng kể cả các em ngồi ở cuối lớp học.
Tiếp theo nói tới vấn đề an toàn của thí nghiệm, với một số thí nghiệm hoá học nếu làm với các hoá chất thật, đôi khi do sơ xuất để xảy ra cháy nổ không mong muốn, nhưng với thí nghiệm ảo thì các thí nghiệm hoàn toàn an toàn, không lo cháy nổ ngoài dự định của giáo viên và học sinh, nếu có hiện tượng nhầm hoá chất diễn ra trên máy vi tính thì hiện tượng xảy ra chỉ là mô hình cháy nổ trong máy chứ không phải là thật nên rất an toàn.
Hơn nữa thí nghiệm thực tế không phải thí nghiệm nào cũng thành công mỹ mãn, nhưng với thí nghiệm ảo do đã được lập trình sẵn nên có thể nói gần như tất cả các thí nghiệm đều chuẩn xác, thực hiện thí nghiệm đem lại hiệu quả nhưmong đợi.
Một vấn đề nữa là công tác chuẩn bị công cụ thí nghiệm, với chương trình đổi mới giáo dục như hiện nay thì trong chương trình phổ thông cơ sở, hầu như tiết học nào cũng có thí nghiệm. Với một thí nghiệm đơn giản, ít dụng cụ thì giáo viên có thể dễ dàng chuẩn bị dụng cụ, dễ dàng chuyển từ lớp học này sáng lớp học khác. Tuy nhiên với một thí nghiệm mà các dụng cụ kồng kềnh thì đây lại không phải là một điều đơn giản. Còn với thí nghiệm ảo thì giáo viên hoàn toàn không phải lo lắng gì về vấn đề này, các dụng cụ có sẵn trong máy vi tính giáo viên chỉ cần một lần thực hiện đưa phần mềm thiết kế thí nghiệm vào trong máy và cài đặt chương trình, như thế lần sau sẽ hoàn toàn yên tâm về dụng cụ thí nghiệm...
Với những ưu và nhược điểm như trên, theo tôi giáo viên cần phải ó sự lựa chọn linh hoạt các hình thức thí nghiệm trong quá trình dạy học, nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.
Trong điều kiện thực tế của trường THCS Kim Chân, đa số mỗi phòng học đều có hệ thống máy chiếu, sử dụng để giản dạy. Tại các trường THCS khác, hệ thống trình chiếu phục vụ cho việc giảng dạy đã được trang bị đầy đủ, việc trình chiếu các video thí nghiệm là dễ dàng thực hiện. Bên cạnh đó, hiện trạng của hầu hết các trường THCS là hệ thống phòng bộ môn chưa đảm bảo, chưa đầy các thiết bị, dụng cụ phục vụ các bài dạy theo chương trình GDPT năm 2018. Kết hợp những điều kiện thuận lợi và khó khăn của thực tế, tôi đã sử dụng các video thí nghiệm vào bài giảng môn KHTN – PM Vật lý tại lớp để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức và rèn luyện một phần các kỹ năng thực hành trước khi tiến hành thí nghiệm trong các bài thực hành tại phòng thí nghiệ, nhằm tránh sai sót và đạt được hiểu quả thực hành cao.
Đặc biệt, hiện nay các video thí nghiệm, các mô phỏng thí nghiệm, hệ thống phần mềm thí nghiệm môn KHTN – PM Vật lý đảm bảo chất lượng, khoa học, phục vụ cho bài giảng đang rất phổ biến trên các kênh thông tin như Google, các trang web khác của Bộ GD&ĐT, các video này được tải dễ dàng và có thể trình chiếu bằng các phần mềm khác nhau như: KM-player, Window media...
- Tập cho học sinh làm quen với phương pháp học tập mới, học đi đôi với
hành, phát triển phẩm chất năng lực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính
hứng thú học tập của học sinh. Biết liên hệ các kiến thức được học với thực tiễn,
kích thích sự tò mò khám phá tri thức, ham hiểu biết, ham chế tạo các sản phẩm
khoa học có ích từ những vật dụng đơn giản của cuộc sống.
- Những video được các quay từ thí nghiệm thực tế tác động mạnh vào giác quan của học sinh nâng cao tính trực quan trong giờ học, tạo cơ sở cho việc phát triến các năng lực tư duy của học sinh như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa... góp phần hình thành kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất, nǎng lực cho học sinh.
- Việc học tập Vật lí kết hợp với các video thí nghiệm và phân tích video sẽ
tǎng khả nǎng ghi nhớ bài học của học sinh, học sinh sẽ biết vận dụng những kiến thức tiếp thu được để giải thích được các hiện tượng thực tế.
Tính ứng dụng:
- Đối với học sinh các em thực sự hào hứng với môn học qua phiếu khảo sát chúng ta thấy tỉ lệ % rất thích và thích môn KHTN – PM Vật lý của học sinh đã tăng lên rõ rệt, các em được khám phá những thí nghiệm bằn những video thực nghiệm rất chi tiết và sinh động, giúp các em sẽ hiểu bài, hứng thú và nắm được các kiến thức tốt hơn.
- Với kiến thức vốn được các em xem là khô khan, dài, khó và trìu tượng và những thí nghiệm có khi không biết cách làm, đôi lúc các do điều kiện khách quan kết quả thí nghiệm không đúng và thí nghiệm có thể không thành công làm các em cảm thấy chán nản. Nhưng qua video thí nghiệm thực tế cô làm thì các em sẽ hiểu rõ hơn và có thể sẽ làm được thí nghiệm chính xác hơn và sẽ tạo hứng thú và sự yêu thích môn học ở các em. Từ đó, tôi thấy rằng:
+ Mô hình, giải pháp phù hợp với học sinh và thực tiễn nhà trường THCS Kim Chân để phục vụ quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong chương trình KHTN – PM Vật lý 8.
+ Mô hình, giải pháp đã tổ chức thực nghiệm tại đơn vị công tác trường THCS Kim Chân - TP Bắc Ninh.
+ Mô hình, giải pháp có khả năng ứng dụng rộng rãi và phù hợp ở nhiều trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt là các trường THCS mà thiết bị thí nghiệm chưa đảm bảo theo chương trình 2018 và trang thiết bị thí nghiệm bị hư hỏng.
Tính hiệu quả:
- Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng video – clip và thí nghiệm ảo, tác dụng của nó trong việc phát huy tính sáng tạo trong công tác giảng dạy, làm cho bài dạy trở nên phong phú và hấp dẫn hơn tạo ứng thú cho cả thầy và trò.
- Giúp cho giáo viên hiểu được tính tất yếu cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, cụ thể là phải ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học, từ đó có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy.
- Giúp cho giáo viên đưa ra một kết cấu bài giảng và kết cấu kiến thức cơ bản cho học sinh ghi một cách lôgíc hơn. Qua đó hình thành cho các em một tư duy lý luận chặt chẽ.
- Giúp cho giáo viên phải không ngừng cập nhật với các số liệu mới nhất, thông tin mới nhất để lấy dẫn chứng cho từng tiết giảng của mình, có như vậy bài giảng mới được hấp dẫn và sinh động.
- Giúp giáo viên hình thành những kỹ năng sử dụng video – clip trong việc giảng dạy bộ môn KHTN – PM Vật lý.
Tiềm năng phát triển:
- Mức độ phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường.
Giải pháp phù hợp với học sinh và thực tiễn nhà trường.
+ Phù hợp với học sinh: Nội dung các kiến thức thực tế sát với bài học, phù hợp tư duy học sinh, tạo hứng thú trong học tập.
+ Phù hợp với thực tiễn các nhà trường: các trường học có đầy đủ trang thiết bị vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho việc dạy học KHTN - PM Vật lý.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kĩ thuật đánh giá.
Trong năm học 2024 – 2025 là năm học tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục”“dạy học theo chủ đề”,“dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Nội dung giải pháp hết sức phù hợp với định hướng chuyên môn của Bộ GD&ĐT, quy định hướng dẫn chuyên môn của Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh, Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Ninh.
Phương pháp dạy học tích cực phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh:
+ Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp hoạt động nhóm.
+ Phương pháp vấn đáp tìm tòi.
Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao, (có bài kiểm tra trước và sau tác động kèm bảng mô tả (phần phụ lục).
Tiêu chí về cộng đồng:
Sản phẩm sẽ giúp rất nhiều khi những vùng khó khăn các em không có các thiết bị dạy học thì chỉ cần GV có máy tính và tải những video đó xuống là các em HS sẽ được nghiên cứu các kiến thức như chương trình GDPT như hiện nay, đặc biệt là các video làm thí nghiệm của tôi.
Cơ sở hạ tầng:
Khi sử dụng mô hình sáng kiến của tôi thì học sinh và GV phải có mạng internet, máy tính hoặc điện thoại thông minh.
Khoảng thời gian triển khai: 1-3 năm
Số người tham gia: 1