Bón phân cho lúa một lần duy nhất

Cá nhân: Le Minh Nhat

Lĩnh vực Nông nghiệp
Lượt bình chọn:
Bình chọn

Giới thiệu giải pháp:

Nếu áp dụng toàn bộ diện tích trồng lúa Việt Nam thì hiệu quả tăng thêm = 7 triệu ha x12,15 triệu đồng/ha/vụ = 85.050, tỷ đồng/năm (tương đương khoảng 3,5 tỷ USD/năm). Ngoài ra có khoảng 42 triệu tấn rơm rạ (= 6 tấn/ha x 7 triệu ha ), được vùi tại ruộng làm phân hữu cơ sẽ cơ bản không còn phát thải hàng chục triệu tấn (khí CO2, khí độc hại khác và bụi).

Xuất xứ giải pháp:

Cá nhân

Tính sáng tạo và đổi mới:

Giải pháp mới có những lợi ích thiết thực vượt trội như sau:
1/ Do tiết kiệm chi phí và tăng năng suất nên hiệu quả tăng 12.150.000, đồng/ha/vụ so với quy trình kỹ thuật cũ. bao gồm:
- Tiết kiệm 50% phân bón (phân được bón vào tầng canh tác nên không bị thất thoát)
- Tiết kiệm 30 % chi phí giống (đủ phân bón từ đầu nên cây lúa đẻ nhánh sớm và khỏe)
-Tiết kiệm 100 % chi phí thuốc hóa học (cây khỏe mạnh nên không bị sâu bệnh);
- Tăng 10 % năng suất so với quy trình kỹ thuật cũ.
2/ Chất lượng lúa gạo an toàn theo tiêu chuẩn gạo hữu cơ (không tồn dư ni tơ rat và thuốc BVTV) vừa đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vừa đảm bảo sức khỏe cho mọi người dân (90 % sản lượng gạo tiêu dùng nội địa )
3/ Rơm rạ sau thu hoạch được vùi lấp cùng phân vô cơ vào tầng canh tác nên đã hạn chế tối đa sự phát thải khí nhà kính; Đồng thời nước ruộng đủ điều kiện nuôi xen canh cá, tôm, cua.. để tăng thu nhập trên diện tích trồng lúa.

Tính ứng dụng:

Giải pháp mới phù hợp với quy luật sinh trưởng phát triển của cây lúa, đồng thời cũng đơn giản dễ hiểu, dễ làm, dễ áp dụng cho nhiều đối tượng, nhiều vùng; Vì vậy nó rất phù hợp với các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội khác nhau (có thể gọi là thuận thiên). Tuy nhiên Giải pháp mới triển khai một cách rất tự phát do chưa công bố nên chưa được hưởng ứng rộng rãi.
Vì vậy, chúng tôi kiến nghị các đơn vị chức năng có liên quan, xem xét tổ chức Hội nghị Hội thảo khoa học và công nhận Giải pháp mới để có thể sớm triển cho toàn bộ diện tích trồng lúa Việt Nam.

Tính hiệu quả:

Hiệu quả của giải pháp mới so với hiệu quả của quy trình cũ đã tăng lên 12.150.000, đồng/ha/vụ (gồm tiết kiệm phân bón, giống, công lao động..và tăng năng suất 10 %); Trong bảng trên chưa tính đến giá trị tăng lên do chất lượng gạo tăng ( không tồn dư ni tơ rát và thuốc hóa học )
Từ năm 2020 đến nay, nhiều nông dân đã và đang áp dụng tự phát giải pháp này (ở thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa và xã Bình Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình).

Tiềm năng phát triển:

Nếu áp dụng toàn bộ diện tích trồng lúa Việt Nam thì hiệu quả tăng thêm = 7 triệu ha x12,15 triệu đồng/ha/vụ = 85.050, tỷ đồng/năm (tương đương khoảng 3,5 tỷ USD/năm). Ngoài ra có khoảng 42 triệu tấn rơm rạ (= 6 tấn/ha x 7 triệu ha ), được vùi tại ruộng làm phân hữu cơ sẽ cơ bản không còn phát thải hàng chục triệu tấn (khí CO2, khí độc hại khác và bụi).

Tiêu chí về cộng đồng:

Nếu áp dụng toàn bộ diện tích trồng lúa Việt Nam thì hiệu quả tăng thêm = 7 triệu ha x12,15 triệu đồng/ha/vụ = 85.050, tỷ đồng/năm (tương đương khoảng 3,5 tỷ USD/năm). Ngoài ra có khoảng 42 triệu tấn rơm rạ (= 6 tấn/ha x 7 triệu ha ), được vùi tại ruộng làm phân hữu cơ sẽ cơ bản không còn phát thải hàng chục triệu tấn (khí CO2, khí độc hại khác và bụi).

Cơ sở hạ tầng:

Không cần

Khoảng thời gian triển khai: Trên 3 năm

Số người tham gia: 100