Theo tôi đi tắt đón đầu vẫn là điểm nhấn, nguồn lực con người vẫn là quan trọng nhất trong phát triển khoa học công nghệ, lại phù hợp với thực tế chúng ta. Ngoài ra chúng ta cần chủ động hơn từ khâu hoạch định, với những kế hoạch dài hơi. Và tôi rất đồng tình với điểm: giao cho một nhà khoa học chủ trì một dự án lớn và tự chịu trách nhiệm, nhà nước chỉ cần quan tâm đến hiệu quả của dự án.
Tháo gỡ những vướng mắc này dù đã muộn (bởi nó đã tồn tại từ lâu, có rất nhiều người biết, và hậu quả đã thấy rõ qua thực tế yếu kém về khoa học công nghệ thể hiện trong khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng trong sản xuất thời gian qua, cũng như trong tương lai gần sắp tới) nhưng đây là yêu cầu tất yếu nếu chúng ta muốn tồn tại trong cuộc chơi hội nhập.
Luận điểm “Chỉ có khoa học và công nghệ mới đưa Việt Nam bứt phá” theo tôi có nhiều người hiểu được điều này. Nhưng quan trọng là cách những người có trách nhiêm vận dụng nó như thế nào để khắc phục tình trạng hiện nay và đưa ra các giải pháp hiệu quả cho giai đoạn sắp tới. Thực tế chúng ta có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để bằng việc nhìn nhận lại đúng vai trò của công tác khoa học, của cán bộ nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là vấn đề ứng dụng các kết quả nghiên cứu, khâu thương mại hóa sau nghiên cứu.
Con người - nguồn lực quan trọng nhất cho phát triển khoa học công nghệ của chúng ta không thiếu, chỉ cấn giải quyết vướng mắc trong cơ chế quản lý, chúng ta hoàn toàn có khả năng thực hiện được mong muốn phát triển khoa học công nghiệp của quốc gia.