Coi già hóa như xu thế tất yếu và có sự chuẩn bị ngay từ hôm nay giúp thế hệ Millennials có tuổi già độc lập thay vì lệ thuộc.

Dù đã ý thức ít nhiều về những “gập ghềnh” của tuổi xế chiều, song, nhóm Millennials vẫn chưa chuẩn bị tâm thế để đối diện với tuổi già trước mặt. Theo khảo sát “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” được thực hiện bởi Prudential Việt Nam, Viện Khoa học Lao động Xã hội và Viện Nghiên cứu Y – Xã hội học năm 2021, 85% người Việt muốn có cuộc sống độc lập khi về già, song, chỉ 40% tự tin đã chuẩn bị tốt các khía cạnh cho tuổi xế chiều. Nghĩa là, cứ 10 người, chỉ có 4 người có kế hoạch cho tuổi già.

Nhiều chuyên gia lý giải, việc không có bản đề cương cho tuổi già, tâm lý trì hoãn khiến người trẻ gặp khó khi không biết bắt đầu từ đâu và chuẩn bị ra sao để già hóa chủ động. Điều này khiến nhiều người thuộc thế hệ Millennials bỏ qua "thời kỳ vàng" chuẩn bị cho tuổi xế chiều.

Thiếu kế hoạch

cho tuổi già chủ động

Giữa tháng 12 trong cái nắng mùa khô tại Trung tâm Bảo hiểm Xã hội huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, một người phụ nữ mong muốn tham gia bảo hiểm xã hội từ đầu để đảm bảo có lương hưu, tiền đề cho tài chính độc lập khi về già. Tuy nhiên, chị không còn đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội liên tục để nhận lương hưu trí.

Trước đó, người phụ nữ ngoài 40 tuổi này từng có 13 năm làm kế toán tại trường tiểu học, đã đóng bảo hiểm bắt buộc nhưng phải rút bảo hiểm xã hội một lần do thất nghiệp vì Covid-19. Khi ấy, chị nhận được 70 triệu đồng, số tiền ít ỏi không thể bảo đảm cho tương lai. Cầm 70 triệu, chị nhận ra, mình trắng tay trước tuổi 45, không còn tích lũy khi về già.

Câu chuyện của người phụ nữ 40 tuổi ấy không phải cá biệt, thậm chí còn phổ biến trong xã hội hiện đại. Trên thực tế, hiện nay, nhiều người đã dần có nhận thức về những khó khăn của tuổi xế chiều, song, chưa có sự chuẩn bị tốt để già hóa chủ động. Họ bắt đầu có những suy nghĩ về nỗi vất vả của tuổi già, không muốn trở thành gánh nặng của con cái và xã hội, nhưng do thiếu sự chuẩn bị từ sớm nên thường khó đạt sự sẵn sàng để già hóa độc lập thay vì lệ thuộc.

Để minh họa, TS. Trịnh Thu Nga, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội so sánh sự chuẩn bị tài chính khi về già thông qua tỷ lệ tham gia bảo hiểm. Theo đó, tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại Việt Nam chỉ đạt từ 10-12%, trong khi mức trung bình khu vực các nước Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia lên đến 30-40%. Con số này ở các nước phát triển khoảng trên 80%.

Đặc biệt, với nhóm Millennials - thế hệ lo âu khi phải gánh trên vai áp lực kép khi vừa phải chăm sóc con nhỏ, vừa phải lo cho bố mẹ khi về già, việc thiếu kế hoạch cho tuổi già mang đến những tác động tiêu cực. Ông Liêm Trần, Branch Manager - MDRT 2023 của Prudential nhận định: “Thế hệ Millennials có lợi thế tiếp cận với thông tin trên Internet sớm nhưng đây cũng là con dao hai mặt. Vì sớm nên sẽ có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng dẫn đến việc tiếp cận ban đầu sai lệch, làm Millennials gặp khó trên hành trình đầu tư, tiết kiệm cho tuổi già”.

Ông Liêm phân tích, khi Internet bùng nổ, thế hệ Millennials đang trẻ với đầy nhiệt huyết khao khát kiếm tiền. Nhưng các quyết định đầu tư sai lầm dẫn đến thất bại trong việc khởi nghiệp khiến đối tượng này thận trọng trong việc tiếp cận thông tin và thường thiếu tự tin để xây dựng các kế hoạch cho tương lai. Điều này dẫn đến tuổi già bất ổn khi thế hệ Y thiếu tích lũy về tài chính và các kế hoạch cho tuổi già thường chưa được bắt đầu xây dựng ngay.

Đồng quan điểm, thạc sĩ Lê Thu Huyền, đại diện Viện Khoa học Lao động Xã hội chỉ ra, thu nhập bình quân của nhóm Millennials (thế hệ Y) cũng ở mức thấp với 6,23 triệu một tháng. Hơn 30% người lao động có thu nhập thấp dưới 5 triệu mỗi tháng và không có hợp đồng lao động và 62,1% không tham gia bảo hiểm xã hội. Thế hệ Y đang đi trên sợi dây mảnh nếu không bắt đầu hành động để chuẩn bị cho tuổi xế chiều.

Ngoài ra, bức tranh già hóa của Việt Nam cũng được nhiều phương tiện truyền thông đề cập trong thời gian gần đây. Các cơ hội và thách thức của già hóa dân số, viễn cảnh Việt Nam già khi chưa kịp giàu và các giải pháp, bí quyết giúp người trẻ chuẩn bị tốt hơn cho tương lai cũng đang được truyền thông rộng rãi hơn đến người trẻ.

Do đó, nhiều chuyên gia nhận định, thế hệ Millennials cần có nhận thức đúng đắn và kịp thời do nhóm đối tượng này sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi già hóa dân số. Thay vì lo lắng về tương lai mơ hồ, thế hệ Y cần bắt đầu chuẩn bị cho tuổi già độc lập bằng cách tìm hiểu các nguồn thông tin đa chiều từ chuyên gia, lên kế hoạch cho tuổi già trên bốn khía cạnh về tài chính, sức khỏe, tinh thần và các mối quan hệ xã hội.

Giữa tháng 12 trong cái nắng mùa khô tại Trung tâm Bảo hiểm Xã hội huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, một người phụ nữ mong muốn tham gia bảo hiểm xã hội từ đầu để đảm bảo có lương hưu, tiền đề cho tài chính độc lập khi về già. Tuy nhiên, chị không còn đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội liên tục để nhận lương hưu trí.

Trước đó, người phụ nữ ngoài 40 tuổi này từng có 13 năm làm kế toán tại trường tiểu học, đã đóng bảo hiểm bắt buộc nhưng phải rút bảo hiểm xã hội một lần do thất nghiệp vì Covid-19. Khi ấy, chị nhận được 70 triệu đồng, số tiền ít ỏi không thể bảo đảm cho tương lai. Cầm 70 triệu, chị nhận ra, mình trắng tay trước tuổi 45, không còn tích lũy khi về già.

Câu chuyện của người phụ nữ 40 tuổi ấy không phải cá biệt, thậm chí còn phổ biến trong xã hội hiện đại. Trên thực tế, hiện nay, nhiều người đã dần có nhận thức về những khó khăn của tuổi xế chiều, song, chưa có sự chuẩn bị tốt để già hóa chủ động. Họ bắt đầu có những suy nghĩ về nỗi vất vả của tuổi già, không muốn trở thành gánh nặng của con cái và xã hội, nhưng do thiếu sự chuẩn bị từ sớm nên thường khó đạt sự sẵn sàng để già hóa độc lập thay vì lệ thuộc.

Để minh họa, TS. Trịnh Thu Nga, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội so sánh sự chuẩn bị tài chính khi về già thông qua tỷ lệ tham gia bảo hiểm. Theo đó, tỷ lệ tham gia bảo hiểm tại Việt Nam chỉ đạt từ 10-12%, trong khi mức trung bình khu vực các nước Đông Nam Á như Thái Lan hay Malaysia lên đến 30-40%. Con số này ở các nước phát triển khoảng trên 80%.

Đặc biệt, với nhóm Millennials - thế hệ lo âu khi phải gánh trên vai áp lực kép khi vừa phải chăm sóc con nhỏ, vừa phải lo cho bố mẹ khi về già, việc thiếu kế hoạch cho tuổi già mang đến những tác động tiêu cực. Ông Liêm Trần, Branch Manager - MDRT 2023 của Prudential nhận định: “Thế hệ Millennials có lợi thế tiếp cận với thông tin trên Internet sớm nhưng đây cũng là con dao hai mặt. Vì sớm nên sẽ có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng dẫn đến việc tiếp cận ban đầu sai lệch, làm Millennials gặp khó trên hành trình đầu tư, tiết kiệm cho tuổi già”.

Ông Liêm phân tích, khi Internet bùng nổ, thế hệ Millennials đang trẻ với đầy nhiệt huyết khao khát kiếm tiền. Nhưng các quyết định đầu tư sai lầm dẫn đến thất bại trong việc khởi nghiệp khiến đối tượng này thận trọng trong việc tiếp cận thông tin và thường thiếu tự tin để xây dựng các kế hoạch cho tương lai. Điều này dẫn đến tuổi già bất ổn khi thế hệ Y thiếu tích lũy về tài chính và các kế hoạch cho tuổi già thường chưa được bắt đầu xây dựng ngay.

Đồng quan điểm, thạc sĩ Lê Thu Huyền, đại diện Viện Khoa học Lao động Xã hội chỉ ra, thu nhập bình quân của nhóm Millennials (thế hệ Y) cũng ở mức thấp với 6,23 triệu một tháng. Hơn 30% người lao động có thu nhập thấp dưới 5 triệu mỗi tháng và không có hợp đồng lao động và 62,1% không tham gia bảo hiểm xã hội. Thế hệ Y đang đi trên sợi dây mảnh nếu không bắt đầu hành động để chuẩn bị cho tuổi xế chiều.

Ngoài ra, bức tranh già hóa của Việt Nam cũng được nhiều phương tiện truyền thông đề cập trong thời gian gần đây. Các cơ hội và thách thức của già hóa dân số, viễn cảnh Việt Nam già khi chưa kịp giàu và các giải pháp, bí quyết giúp người trẻ chuẩn bị tốt hơn cho tương lai cũng đang được truyền thông rộng rãi hơn đến người trẻ.

Do đó, nhiều chuyên gia nhận định, thế hệ Millennials cần có nhận thức đúng đắn và kịp thời do nhóm đối tượng này sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi già hóa dân số. Thay vì lo lắng về tương lai mơ hồ, thế hệ Y cần bắt đầu chuẩn bị cho tuổi già độc lập bằng cách tìm hiểu các nguồn thông tin đa chiều từ chuyên gia, lên kế hoạch cho tuổi già trên bốn khía cạnh về tài chính, sức khỏe, tinh thần và các mối quan hệ xã hội.

Chuẩn bị già hóa chủ động

khi nào và như thế nào?

Việc chuẩn bị cho tuổi xế chiều không phải là công việc có thể làm trong ngắn hạn, để già hóa độc lập, người trẻ cần có một bản kế hoạch chi tiết cho tuổi già. Trong bối cảnh già hóa dân số và phát triển bền vững xã hội ngày càng nhận được sự quan tâm của chính phủ, ông Phương Tiến Minh - CEO Prudential Việt Nam cho biết, Prudential luôn đặt ra mục tiêu nâng cao nhận thức và hành động của người dân về việc chủ động lên kế hoạch và chuẩn bị cho một tương lai hạnh phúc, độc lập khi về già.

Để từng bước đưa ra lời giải cho bài toán già hóa độc lập, chia sẻ tại Aging Summit 2022, nhà sáng tạo nội dung Giang Ơi chia sẻ cho thế hệ Y những "bí quyết" chống shock trước khi bước đến tuổi xế chiều. Tự nhận mình là người có lối sống an toàn lại không có gánh nặng từ gia đình do cha mẹ cô đã có kế hoạch cho tuổi già độc lập, nữ Youtuber vẫn có bản đề cương chuẩn bị tài chính ngay từ sớm.

Lúc 20 tuổi, Giang đã lên kế hoạch tài chính để mua nhà. Nhà sáng tạo nội dung này luôn đặt ra các mục tiêu tài chính cho bản thân theo các mốc thời gian. Nữ Youtuber mong muốn, khi ở tuổi 50, trạng thái đồng tiền có thể vận hành một cách thụ động thay vì chủ nhân của chúng phải vất vả cho việc kiếm tiền.

Song song với chuẩn bị về tài chính, nữ Youtuber 9X cũng quan tâm hơn tới sức khỏe. Từng ghét tập thể dục, thế nhưng, để duy trì sức bền, sự dẻo dai, minh mẫn trong công việc, bên cạnh lịch trình đến văn phòng, Giang dành thời gian cho các hoạt động thể chất nâng cao sức khỏe.

Đồng quan điểm với Giang Ơi, nhà thơ Nhược Lạc cũng có những bước chuẩn bị cho tuổi già từ khá sớm. Tiền đề khiến nhà thơ của tựa sách “Cơm nhà nói chung là êm” chuẩn bị cho tuổi già từ sớm là hai đứa con nhỏ sắp vào cấp một. "Khi có con, một cách rất tự nhiên là mình phải có sự chuẩn bị về tài chính. Trong vòng 18 năm đầu đời, mình phải chịu trách nhiệm về chuyện nuôi dạy con, sau đó, mình phải tự lo được cho cuộc đời mình", cô chia sẻ.

Để đảm bảo sự chuẩn bị khi về già, Nhược Lạc bắt đầu từ việc mua bảo hiểm cho con rồi cho mình để có sự đảm bảo cho tương lai. Ngoài ra, nữ nhà thơ cũng bắt đầu có những khoản tích lũy nhỏ bởi khi những đứa trẻ lớn lên, các khoản chi tiêu sẽ phình to ra do nhu cầu về ăn uống và đi học tăng.

Không chỉ mua bảo hiểm để chuẩn bị cho con, Nhược Lạc cũng để ý đến sức khỏe do xuất phát điểm sức khỏe yếu. Nữ nhà thơ cho biết: "Ở bên Nhật, có câu ngạn ngữ cổ 'Nhất bệnh trường thọ', tức là chính những người mang bệnh thì lại là người hay để ý sức khỏe nhất. Do đó, tôi và chồng luôn quan tâm và có kỷ luật với việc tập tành". Ngoài ra, cô cũng đề cao việc tìm thú vui khi về già để đối mặt với tuổi xế chiều không chỉ an toàn về tài chính, khỏe về thể chất mà còn thấy vui và có ích. Nhược Lạc cho biết, khi tìm ra các thú vui thì hiện tại hay về già, cuộc sống sẽ vẫn luôn giữ được sự đa dạng. "Và khi mình tự vui rồi, con cái mình cũng yên tâm để theo đuổi niềm vui khác", cô chia sẻ.

Ở góc độ vĩ mô, để chuẩn bị cho xã hội chuyển từ giai đoạn "già hóa" sang "già", TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, trợ lý cấp cao của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đưa ra bốn trụ cột trong an sinh xã hội: giảm thiểu, phòng ngừa, khắc phục và phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản.

Cụ thể, ở trụ cột phòng ngừa, cần phải giải quyết vấn đề việc làm để tạo ra thu nhập, tích lũy tiết kiệm và thực hiện an sinh xã hội. Ngoài ra, ở trụ cột thứ hai - giảm thiểu, khi người lao động già hóa, hết tuổi lao động cần có nguồn để chăm lo cho cuộc sống. Điều này bao gồm các chính sách về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Trụ cột thứ ba trong hệ thống an sinh xã hội là khắc phục. Khắc phục rủi ro bao gồm trợ giúp thường xuyên, tức là tháng nào cũng được trợ giúp cho người già cả cô đơn không nơi nương tựa, trẻ mồ côi. Cuối cùng, cần đảm bảo dịch vụ xã hội cơ bản tối thiểu: nhà ở, giáo dục, y tế, nước sạch và thông tin truyền thông... để không ai bị bỏ lại phía sau.

Đây là giải pháp hóa giải tình trạng già hóa dân số đang diễn ra với tốc độ cao. Nhìn thấy các áp lực của tình trạng dân số già lên kinh tế và hệ thống an sinh xã hội, ông khuyên người trẻ có thể già hóa với tài chính đảm bảo, đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm, kết hợp bảo hiểm y tế với bảo hiểm nhân thọ để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng mua khác nhau.

Việc tham khảo ý kiến chuyên gia, chủ động trang bị kiến thức và tích lũy khi về già giúp Millennials dễ dàng có tuổi già độc lập. Theo các chuyên gia, già hóa dân số tác động tích cực hay tiêu cực phụ thuộc phần nhiều vào cách chúng ta chuẩn bị để thích ứng với nó. Do đó, thay vì sợ hãi hay tiêu cực, việc chấp nhận già hóa như một xu thế và có những bước chuẩn bị ngay từ hôm nay khiến Millennials có tuổi già độc lập thay vì lệ thuộc.