Kanzi là một con khỉ bonobo thông minh. Ảnh: Barcroft. |
Nghiên cứu trên công bố trong tạp chí PLoS ONE hôm 14/11. Ở người, ngáp 'lây nhiễm" phụ thuộc vào mối quan hệ xã hội. Giới khoa học lập luận nó là sản phẩm của sự đồng cảm hay khả năng nắm bắt cảm xúc của người khác, Elisabetta Palagi, chuyên gia linh trưởng tại Đại học Pisa, Italy nói với LiveScience.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra ngáp lan truyền ở người thường xảy ra ở nhóm họ hàng hoặc bạn bè thân thiết và không phân biệt địa vị. Tuy nhiên, kết quả trên không áp dụng với đối tượng chưa bước vào giao tiếp xã hội như trẻ sơ sinh và trẻ tự kỷ.
Để chứng minh động vật linh trưởng cũng có hiện tượng ngáp lan truyền giống con người, Elisabetta Palagi và đồng nghiệp nghiên cứu 12 con khỉ bonobo tại Công viên động vật linh trưởng Apenheul ở Hà Lan trong ba tháng. Khỉ bonobo là loài có họ hàng gần gũi với con người.
Trong thời gian đó, các nhà nghiên cứu ghi nhận khỉ trưởng thành ngáp 1.260 lần, mỗi lần một con khỉ mở miệng ngáp là các con khác cũng làm theo, quá trình này diễn ra trong ba phút.
Nhóm nghiên cứu cho biết, cơ chế ngáp lây lan còn thấy ở các động vật như con tinh tinh và khỉ đầu chó.
Trang Nguyên