Lên cấp 3, nhờ học lực giỏi nên cháu thi đỗ vào một trường điểm và học cách nhà gần 10 cây số. Tuy vậy, vợ chồng tôi vẫn giữ nguyên thói quen đưa đón con, dù rằng giờ đây chúng tôi phải bỏ công bỏ việc nhiều hơn.
Họ hàng và đồng nghiệp thấy chúng tôi cực nhọc, đều khuyên nên sắm một chiếc xe đạp hoặc mua vé tháng xe bus cho con tự đi học, dù gì cháu cũng đã mười sáu tuổi rồi. Nhưng chồng tôi luôn gạt đi và nói rằng anh đã cố gắng được 10 năm liền, chẳng có lý do gì mà không cố nốt hai năm nữa, đợi con bé vào đại học sẽ mua hẳn cho nó xe máy. Người ngoài lắc đầu, cho rằng anh gia trưởng và ngoan cố. Nhưng với vai trò một người vợ, người mẹ, tôi hoàn toàn có thể hiểu được nỗi lo của chồng mình không phải vô căn cứ.
Lứa tuổi teen rất nhạy cảm. Trẻ con ở lứa tuổi này hay cáu gắt vô cớ, dễ bị chúng bạn xấu lôi kéo dụ dỗ vào những chuyện nguy hiểm. Con gái tôi tuy rất ngoan và học giỏi, nhưng đó là nhờ vợ chồng tôi kiên quyết tách con khỏi những nguy cơ tiềm ẩn. Chỉ cần một phút lơ là, vượt ra ngoài tầm mắt của bố mẹ, con có thể bị nhiễm thói hư tật xấu lúc nào không hay. Đó là còn chưa kể những mối hiểm họa như tai nạn giao thông hoặc bị kẻ xấu chặn đường trấn lột. Bởi vậy nên tôi và chồng đều nhất trí sẽ hy sinh vì con cho tới khi cháu trưởng thành.
Thế nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn bắt buộc phải thay đổi quan niệm cứng nhắc của mình. Sáng hôm đó, con nhất quyết không để bố đèo đi học, mà nằng nặc đòi được bạn qua đón. Ban đầu, vợ chồng tôi còn ngon ngọt, nhưng vì con bé gan lỳ quá nên đã nặng lời, khiến cháu bật khóc và tự nhốt mình trong phòng suốt cả ngày hôm đó. Mãi đến tối, sau khi đã hứa sẽ lắng nghe tâm sự của con, tôi mới được cháu thủ thỉ tất cả bức xúc bấy lâu.
Hóa ra ở trường con bị bạn bè gọi là đồ yếu ớt khi từng này tuổi đầu vẫn phải để bố mẹ đưa đón. Chúng chẳng bao giờ rủ con đi chơi sau giờ học, nên con chẳng chơi thân được với ai. Thỉnh thoảng, có đứa còn trêu chọc bằng cách đố con để đi từ trường lên Bờ Hồ phải qua những đường nào. Nguyện vọng của con là mong được tự mình đi học và không bị bố mẹ quản lý như trẻ con ba tuổi nữa.
Thương con, hy sinh vì con mà nghe con nói vậy, thực sự tôi cảm thấy rất tủi thân. Nhưng nhận thấy sự quyết tâm của con, vợ chồng tôi cuối cùng cũng xuống nước và để cháu được toại nguyện. Không muốn con vất vả đạp xe vì quãng đường đi học quá xa, hay phải chen lấn xô đẩy trên những chiếc xe bus chật chội đủ mọi loại người, chúng tôi quyết định sắm cho con một chiếc xe đạp điện HKbike Zinger Extra với giá 12,5 triệu đồng. Chiếc xe này rất dễ sử dụng, với mức tiết kiệm năng lượng gấp 36 lần xe máy nhờ công nghệ pin FLiP, có thể đi 70-85 km cho một lần sạc, nên tôi yên tâm rằng con sẽ không gặp phải sự cố nào ngay cả khi phải đi một quãng đường rất xa.
Kể từ ngày được "cởi trói", con tôi trở nên hoạt bát, vui vẻ hơn, thậm chí lần đầu tiên kể từ khi đi học, cháu đã rủ bạn bè về nhà chơi. Vợ chồng tôi tạm thời có thể yên tâm và tập trung vào công việc riêng của mình, những thứ mà trước nay phải hy sinh vì con. Dù biết rằng rời xa vòng tay của bố mẹ, con sẽ vấp phải nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi đã nhận ra, nếu cứ mãi cõng con trên lưng, con sẽ không bao giờ học được cách đi trên chính đôi chân của mình.
Nguyễn Thảo Vy