Độc giả trả lời các câu hỏi về môi trường sống, độ tuổi, lối sống để hiểu thêm về nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết.

1. Bạn nghĩ mình có nguy cơ mắc sốt xuất huyết không? *
Vui lòng chọn
Giải thích: Theo các chuyên gia, ai cũng có nguy cơ mắc sốt xuất huyết Dengue, chỉ có sự khác biệt về mức độ nguy cơ nhiễm bệnh thấp hay cao.
2. Bạn ở độ tuổi nào? *
Vui lòng chọn
Giải thích: Độ tuổi nào cũng nguy cơ mắc sốt xuất huyết Dengue và biến chứng nặng, tuy nhiên người có bệnh nền và trẻ em là hai nhóm nguy cơ biến chứng cao hơn.
3. Bạn thuộc nhóm nào sau đây? *
(có thể chọn nhiều đáp án)
Vui lòng chọn
Giải thích: Bất kể ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết Dengue. Tuy nhiên, người có bệnh nền (các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch, béo phì…; ung thư, bệnh thận; các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch…), trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ mang thai khi mắc sốt xuất huyết Dengue có nguy cơ trở nặng cao hơn.
4. Bạn từng mắc sốt xuất huyết? *
Vui lòng chọn
Giải thích: Sốt xuất huyết Dengue có đến 4 type virus (DENV 1-4) gây bệnh nên một người có thể mắc bệnh đến 4 lần. Khi nhiễm bệnh với một type virus, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể để chống lại type đó, nhưng vẫn có nguy cơ mắc các type còn lại, lần hai diễn biến nặng hơn lần đầu.
5. Bạn phòng tránh sốt xuất huyết thế nào? *
(có thể chọn nhiều đáp án)
Vui lòng chọn
Giải thích: Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc phòng, chống sốt xuất huyết Dengue là giải pháp cần thiết. Để đẩy lùi sốt xuất huyết Dengue, cần thực hiện tốt chiến lược phòng, chống tích hợp một cách chủ động và bền vững bao gồm: tiêm chủng kết hợp kiểm soát vector (trung gian truyền bệnh); loại bỏ nơi sinh sản của muỗi (thả cá vào dụng cụ chứa nước diệt lăng quăng, bọ gậy, thu gom phế thải, đậy nắp...); tránh muỗi đốt (mặc quần áo dài tay, thoa kem chống muỗi, ngủ mùng, phun xịt diệt muỗi)...
6. Khu vực bạn sống hiện có ca nhiễm sốt xuất huyết nào không? *
Vui lòng chọn
Giải thích: Sốt xuất huyết Dengue không phải bệnh lây trực tiếp từ người sang người nhưng muỗi Aedes có thể di chuyển trong cự ly hàng trăm mét và truyền bệnh cho nhiều người. Vì vậy, người sống gần hoặc di chuyển đến những khu vực có người mắc bệnh đều có nguy cơ nhiễm bệnh.
7. Môi trường sống và điều kiện nhà ở, làm việc của bạn ra sao? *
(có thể chọn nhiều đáp án)
Vui lòng chọn
Giải thích: Người sống gần sông nước, có nhiều phế thải hoặc quá trình đô thị hóa chưa hoàn thiện... có thể tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết Dengue. Tuy nhiên, muỗi Aedes ưa ở gần con người và có thể đẻ trứng ở bất kỳ nơi nào có nước đọng. Do đó, khu đô thị hiện đại, sạch sẽ, văn phòng hay nhà cao tầng cũng không hoàn toàn miễn nhiễm.
8. Bạn có thường xuyên tích trữ nước tại nơi ở, làm việc không? *
Vui lòng chọn
Giải thích: Muỗi Aedes ưa đẻ trứng vào những chỗ nước sạch tù đọng. Do đó, việc tích trữ nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt hay sản xuất có thể làm tăng nguy cơ sốt xuất huyết Dengue nếu không đậy kín, vệ sinh thường xuyên hoặc thả cá để ngăn muỗi sinh sản.

Nội dung được Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam và báo điện tử VnExpress phối hợp biên soạn; phê duyệt chuyên môn bởi Hội Y học dự phòng Việt Nam, nhằm cung cấp kiến thức cho cộng đồng. C-ANPROM/VN/NON/0007 Mar 2025