![]() |
Quân đội Iran bắn thử nhiều loại tên lửa khác nhau gần thành phố miền trung Qom, trong cuộc tập trận quy mô lớn tháng 11/2006. Ảnh: AFP. |
![]() |
Tên lửa đất đối hạm Kowsar do Iran tự sản xuất. Theo giới chức Tehran, Kowsar có khả năng qua mặt hệ thống gây nhiễu sóng điện tử của đối phương và đi đến đích chính xác. Ảnh: FARS. |
![]() |
Tên lửa phòng không tự hành TOR-1. Nga mới bán cho Iran 29 đơn vị vũ khí hiện đại này, một động thái khiến Mỹ phản đối kịch liệt. Số khí tài này cũng là một trong những lý do khiến một vị tướng Nga đi đến nhận định rằng, không quân Mỹ sẽ hứng chịu tổn thất nếu đánh Iran. Ảnh: Interet-General. |
![]() |
Tên lửa phòng không vác vai Misagh 2 do Iran chế tạo. Loại hỏa tiễn mini và rất cơ động này có tầm bắn 5km, trần bay tác chiến 5km, đầu đạn nặng 1,42 kg. Bộ Quốc phòng Iran bắt đầu cho sản xuất hàng loạt tên lửa Misagh 2 từ ngày 5/2/2006. Ảnh: FARS. |
![]() |
Tên lửa hành trình đất đối hạm SSN4 Ra'ad của Iran đang được bắn thử. Quân đội Iran khẳng định, loại hỏa tiễn có tầm bắn 350 km này có thể tấn công mọi loại tàu chiến hạng nặng ở vùng Vịnh, khu vực biển Oman và vùng phía bắc Ấn Độ Dương. Nó mang đầu đạn nặng 500 kg và có thể bay tầm thấp để vượt qua hệ thống radar đối phương. Ảnh: Xinhua. |
![]() |
Máy bay chiến đấu cường kích Saegheh (bên phải) do Iran tự thiết kế, thử nghiệm và cải tiến được trình làng tháng 9/2006, được coi là có tính năng tương đương hoặc mạnh hơn cả F-18 nổi danh của Mỹ. Chiếc phản lực cơ này có buồng lái hẹp chỉ dành cho một phi công, có khả năng vừa bắn tên lửa không đối đất vừa có thể ném bom. Bay cạnh nó là chiếc F-14 Tomcat do Mỹ sản xuất được mua từ trước năm 1979. Ảnh: ISNA. |
![]() |
Một chiếc máy bay chiến đấu Mig-29 mua của Nga đã được Iran nâng cấp và trang bị thêm vũ khí so với nguyên bản. Ảnh: Shiachat. |
![]() |
Trực thăng chiến đấu Cobra của không quân Iran đang phóng tên lửa Toofan do nước này chế tạo. Ảnh: ISNA. |
![]() |
Xe tăng Safir-74, phiên bản được Iran nâng cấp và hiện đại hóa từ chiếc T-72 do Nga sản xuất. Quân đội Iran đã trang bị thêm cho loại xe tăng này "lớp áo giáp" gồm những khối kim loại hình chữ nhật ở bề mặt có khả năng chống được đạn xuyên phá uranium. Ảnh: FARS. |
![]() |
Bên trong một nhà máy chế tạo xe tăng tại Iran. Đây cũng là nơi nâng cấp và hiện đại hóa những chiếc xe tăng nhập từ nước ngoài, nhằm đạt được khả năng tác chiến vượt trội so với đối phương. Ảnh: FARS. |
![]() |
Chiến hạm lớp Thondor có thiết kế mang tính tiêu chuẩn đối với các tàu mang tên lửa trên toàn thế giới. Hiện Iran có 10 chiếc tàu loại này phục vụ trong hải quân, trên đó được trang bị 4 quả tên lửa C-802, hai súng phòng không 33 li và hai súng phòng không 23 li. Ảnh: Abovetopsecret. |
![]() |
Hai trong số 3 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của hải quân Iran trong một cuộc tập trận ở vùng Vịnh. Đây là loại tàu ngầm chạy bằng năng lượng điện diesel do Nga chế tạo, có tính năng chống tàu chiến và tàu ngầm của đối phương tại những vùng nước nông. Đây cũng là một trong những thế hệ tàu ngầm ít gây tiếng ồn nhất trên thế giới. Ảnh: FARS. |
![]() |
Tàu ngầm mini Ghadeer do Iran tự thiết kế và chế tạo. Thông số kỹ thuật cũng như khả năng chiến đấu của loại tầu ngầm cơ động này vẫn còn là điều bí ẩn. Ảnh: FARS. |
![]() |
Chiến hạm và trực thăng chiến đấu của hải quân Iran trong một cuộc tập trận ở vùng Vịnh. Ảnh: FARS. |
![]() |
Tàu chiến công nghệ cao chạy bằng đệm không khí (hovercraft) của Iran tham gia tập trận dọc vùng Vịnh, ngày tháng 4/2006. Ảnh: People Daily. |
![]() |
Binh sĩ Iran trong một cuộc duyệt binh ở thủ đô Tehran. Ảnh: AP. |
![]() |
Hình ảnh đặc trưng của bộ binh Iran: Các binh sĩ được đưa tới chiến trường bằng trực thăng CH-47 Chinook, sau đó hai người đi một xe máy địa hình mang theo tên lửa vác vai để cơ động trên mọi ngả đường tác chiến. Ảnh: AFP. |
Đình Chính