Kiến trúc truyền cảm hứng
Kiến trúc châu Âu từ lâu trở thành mực thước và là tài nguyên du lịch nhân tạo hút khách của khu vực. Trong đó, nổi bật và có sức ảnh hưởng hơn cả là kiến trúc Italy. Quốc gia này nổi tiếng có nhiều di sản nhất thế giới, với hơn 50 cái tên nằm trong danh sách của UNESCO.
Nền kiến trúc dày dặn và lịch lãm của quốc gia này cô đọng thành những phong cách kinh điển còn nguyên giá trị đến ngày nay. Nổi bật trong số đó là những quảng trường truyền cảm hứng cho kiến trúc đương đại như Navona, Campo de' Fiori, Piazza del Duomo, Roman Forum, Rotonda, San Marco... Đây điều là những công trình có diện tích rộng, nổi bật với những thức cột và mái vòm La Mã kinh điển cho kiến trúc Italy.
Ngoài ra, các quốc gia châu Âu cũng sở hữu nhiều quảng trường có lịch sử lâu đời Plaza De Espana (Tây Ban Nha), Rynek Glowny (Ba Lan), Old Town Square (Séc), Red Square (Nga)...
Cái nôi của nhạc cổ điển
Âm nhạc cũng là một nét văn hóa đặc sắc của châu Âu. Đây là cái nôi của nhạc cổ điển, thịnh hành từ khoảng thế kỷ thứ XI đến thời điểm hiện tại. Từ châu Âu, nhiều khái niệm và thể loại đại chúng bắt đầu hình thành như ký hiệu âm nhạc, nhạc trưởng, nhạc công, acapella, opera, sonata...
Nhờ nền âm nhạc phát triển đồ sộ, văn hóa nhà hát của châu Âu cũng trở thành một nét đặc trưng điển hình. Nhà hát là một loại hình nghệ thuật phát triển mạnh và đa dạng, có thể bắt nguồn từ truyền thống La Mã. Đến thế kỷ XVII và XVIII, nhà hát bắt đầu được giới cầm quyền, tầng lớp quý tộc và những người giàu có xây dựng khắp châu Âu. Ghé thăm châu lục này, du khách khó bỏ qua các nhà hát nổi tiếng như La Scala (Italy), Garnier de Monaco và Palais Garnier (Pháp), Frankfurt (Đức), Zürich (Thụy Sỹ), La Monnaie (Bỉ)...
Xứ sở lễ hội đường phố
Châu Âu cũng là nơi khai sinh của carnival, lễ hội thường bao gồm một buổi ăn mừng hay một buổi diễu hành hóa trang kết hợp các yếu tố của loại hình xiếc, lễ hội đường phố. Nhiều quốc gia tổ chức carnival như một lễ hội truyền thống quan trọng. Tại Đức, mùa lễ còn gọi là mùa thứ 5.
Tại Italy, lễ hội carnival ở Venice diễn ra mỗi năm vào mùa xuân. Người dân địa phương và du khách có thể mặc quần áo, đeo mặt nạ và diễu hành trên đường phố với những bộ trang phục tuyệt vời. Cũng vào đầu năm, Vinterjazz là lễ hội âm nhạc truyền thống ở Đan Mạch.
Đến cuối tháng 5 và đầu tháng 6, người dân Bulgaria đón mừng lễ hội hoa hồng, tổ chức tại thành phố Kazanlak. Đây được mệnh danh là "thung lũng Hoa Hồng" với những cánh đồng trồng hoa hồng trải dài bát ngát. Cũng trong mùa hè, lễ hội âm nhạc TomorrowLand (Bỉ) là đại nhạc hội âm nhạc điện tử (EDM) lớn nhất thế giới, tổ chức vào tháng 7 hằng năm trong 3 ngày liên tiếp.
Vào mùa thu, gần 600 sự kiện sôi động được tổ chức trong mùa lễ hội Merce ở Tây Ban Nha. Nổi bật nhất là Barcelona tổ chức cuộc diễu hành vĩ đại nhất xứ Catalan mang tên Les Festes de la Mercè. Nếu yêu thích ẩm thực, du khách có thể ghé thăm lễ hội Abergavenny tổ chức hàng năm tại miền Nam xứ Wales (Anh). Tại đây, hơn 200 gian hàng của các nhà sản xuất địa phương bày bán những loại nông sản hữu cơ xuất hiện rất nhiều trên đường phố.
Giữa tiết trời giá rét mùa đông, lễ hội ánh sáng Amsterdam (Hà Lan) giúp toàn thành phố trở nên lộng lẫy nhờ những tác phẩm nghệ thuật ánh sáng đầy màu sắc dọc theo những con đường trung tâm và kênh Amstel. Cuối mùa đông, người Đức đón "mùa thứ 5" với lễ hội hóa trang ở Cologne. Những ngày này, các địa điểm vui chơi giải trí sẽ mở cửa suốt ngày đêm phục vụ hàng ngàn người dân lẫn du khách.
Văn hóa sông nước
Châu Âu là lục địa có tỷ lệ bờ biển trên diện tích đất liền cao khi tiếp giáp Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Biển Đen và Caspi. Lợi thế địa lý này cũng chính là tác nhân tạo nên nền văn hóa sông nước cũng như sự sầm uất cho các thành phố lớn.
Tại Italy, sông nước trở thành cái nôi của nhiều đô thị lớn. Dọc theo các bờ biển ở Italy có nhiều đầm phá, trong đó, Venice là điểm đến du lịch rất nổi tiếng, trung tâm văn hóa lớn và nhiều lần được xếp hạng là thành phố đẹp nhất thế giới.
Sông nước cũng là nơi hình thành nhiều điểm đến giao thương tấp nập, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế châu Âu. Hình thành từ nửa đầu thế kỷ XIX, cảng Rotterdam (Hà Lan) là cảng biển lớn nhất ở châu lục, một trong những cảng bận rộn nhất thế giới. Với thời gian hoạt động lâu và tầm quan trọng trong kinh tế chung, cảng Rotterdam trở thành "chứng nhân lịch sử" cho sự phát triển của nền thương mại phương Tây.
Ngoài cảng biển, châu Âu cũng có nhiều cảng sông, nổi tiếng nhất là cảng Hamburg. Thương cảng này được biết đến với tên gọi cửa ngõ ra thế giới của Đức, là cảng biển lớn nhất của đất nước tính theo khối lượng vận tải.
Văn hóa châu Âu là nguồn cảm hứng cho nhiều dự án du lịch và bất động sản tại Việt Nam. Cuối tháng 7, một tổ hợp quảng trường - bến du thuyền rộng 2,7 ha mang phong cách châu Âu sẽ ra mắt tại khu đô thị sinh thái phía Đông TP HCM. Tổ hợp bao gồm quảng trường rộng, nhà hát lớn, khu shophouse kiến trúc Anh, café nhà kính kiểu Pháp và bến du thuyền tiêu chuẩn châu Âu hứa hẹn sẽ là điểm hút khách trong khu vực.
Tiểu Gu
Tổ hợp quảng trường - bến du thuyền Aqua Marina tại đô thị sinh thái Aqua City dự kiến sẽ khai trương trong tháng 7. Bên cạnh đó, phân khu Sun Harbor 1 cũng chính thức ra mắt, hứa hẹn mang đến những sản phẩm thỏa mãn lối sống cao cấp của cư dân thượng lưu.
Tìm hiểu về phân khu mới ra mắt, truy cập website: https://aquacity.com.vn/ hoặc gọi hotline: 0943797979.