Từ 6h, tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa, hàng loạt hoạt động được tổ chức. Trước tiên là lễ dâng hương, tế lễ của các đoàn tế lễ phường Trung Liệt (quận Đống Đa) và các đoàn tế lễ địa phương. Tiếp theo là lễ rước kiệu, biểu diễn múa lân, múa rồng, biểu diễn võ thuật...
Cách đây 236 năm, mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã tiến công thần tốc, đánh tan 20 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, giải phóng kinh thành Thăng Long, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Từ 6h, tại Di tích quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa, hàng loạt hoạt động được tổ chức. Trước tiên là lễ dâng hương, tế lễ của các đoàn tế lễ phường Trung Liệt (quận Đống Đa) và các đoàn tế lễ địa phương. Tiếp theo là lễ rước kiệu, biểu diễn múa lân, múa rồng, biểu diễn võ thuật...
Cách đây 236 năm, mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã tiến công thần tốc, đánh tan 20 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, giải phóng kinh thành Thăng Long, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
Hội Gò Đống Đa được tổ chức để bày tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng nghĩa sĩ Tây Sơn. Đây là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn, khai hội vào mùa xuân tại Hà Nội.
Gò Đống Đa nằm trên phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa. Xưa nơi đây thuộc đất của làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Cả khu vực Gò Đống Đa từng là chiến trường diễn ra trận đánh thần tốc của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Hội Gò Đống Đa được tổ chức để bày tỏ lòng biết ơn tới những anh hùng nghĩa sĩ Tây Sơn. Đây là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn, khai hội vào mùa xuân tại Hà Nội.
Gò Đống Đa nằm trên phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa. Xưa nơi đây thuộc đất của làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Cả khu vực Gò Đống Đa từng là chiến trường diễn ra trận đánh thần tốc của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Kiệu vua Quang Trung được rước từ ngoài vào trong Công viên văn hóa Gò Đống Đa. Anh Trần Tuấn Sơn (đầu hàng) cho biết dù đã 9 lần tham gia rước kiệu vua, nhưng mỗi lần ông đều cảm thấy hồi hộp và tự hào.
Kiệu vua Quang Trung được rước từ ngoài vào trong Công viên văn hóa Gò Đống Đa. Anh Trần Tuấn Sơn (đầu hàng) cho biết dù đã 9 lần tham gia rước kiệu vua, nhưng mỗi lần ông đều cảm thấy hồi hộp và tự hào.
Các đoàn khách từ 16 tỉnh, thành lần lượt làm lễ dâng hương trước tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Các đoàn khách từ 16 tỉnh, thành lần lượt làm lễ dâng hương trước tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Chương trình nghệ thuật "Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước" diễn ra vào buổi tối, sử dụng hình thức bán thực cảnh kết hợp cùng công nghệ 3D mapping hiện đại. Đây là hình thức thể hiện chưa từng có trước đây.
Chương trình nghệ thuật "Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước" diễn ra vào buổi tối, sử dụng hình thức bán thực cảnh kết hợp cùng công nghệ 3D mapping hiện đại. Đây là hình thức thể hiện chưa từng có trước đây.
Các nghệ sĩ tái hiện cảnh mùng 5 Tết Kỷ Dậu (ngày 30/1/1789), vua Quang Trung đích thân cưỡi voi chỉ huy quân Tây Sơn tấn công đồn Ngọc Hồi. Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt. Quân cảm tử với mộc ván gỗ và đoản đao xông lên tiêu diệt đồn. Cùng lúc đó, Đô đốc Long tiến đánh Khương Thượng, Đống Đa bằng rồng lửa và voi chiến, khiến quân Thanh hoảng loạn. Quân Tây Sơn với khí thế áp đảo đã đánh sập các doanh trại phía ngoài và tiến sâu vào sở chỉ huy của địch.
Các nghệ sĩ tái hiện cảnh mùng 5 Tết Kỷ Dậu (ngày 30/1/1789), vua Quang Trung đích thân cưỡi voi chỉ huy quân Tây Sơn tấn công đồn Ngọc Hồi. Trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt. Quân cảm tử với mộc ván gỗ và đoản đao xông lên tiêu diệt đồn. Cùng lúc đó, Đô đốc Long tiến đánh Khương Thượng, Đống Đa bằng rồng lửa và voi chiến, khiến quân Thanh hoảng loạn. Quân Tây Sơn với khí thế áp đảo đã đánh sập các doanh trại phía ngoài và tiến sâu vào sở chỉ huy của địch.
Phân cảnh vua Quang Trung cùng công chúa Lê Ngọc Hân trong niềm vui chiến thắng.
Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2 đến 4/2 (mùng 5-7 tháng Giêng, năm Ất Tỵ). Trong những ngày diễn ra Lễ hội sẽ có rất nhiều hoạt động đặc sắc như: lễ dâng hương, tế lễ của các đoàn tế lễ địa phương; lễ rước kiệu; biểu diễn múa Lân, múa Rồng; biểu diễn võ thuật Bình Định Gia; hội thi cờ tướng, cờ người; viết chữ thư pháp, giới thiệu nghệ thuật truyền thống...
Trong ngày đầu khai hội Gò Đống Đa, hơn 10.000 người trên khắp cả nước đã đến tham dự.
Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2 đến 4/2 (mùng 5-7 tháng Giêng, năm Ất Tỵ). Trong những ngày diễn ra Lễ hội sẽ có rất nhiều hoạt động đặc sắc như: lễ dâng hương, tế lễ của các đoàn tế lễ địa phương; lễ rước kiệu; biểu diễn múa Lân, múa Rồng; biểu diễn võ thuật Bình Định Gia; hội thi cờ tướng, cờ người; viết chữ thư pháp, giới thiệu nghệ thuật truyền thống...
Trong ngày đầu khai hội Gò Đống Đa, hơn 10.000 người trên khắp cả nước đã đến tham dự.
Giang Huy