Bộ sưu tập đèn dầu Việt Nam với chủ đề “Ánh sáng muôn dân” đang được trưng bày tại Nhà truyền thống của Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (số 6, Tôn Đức Thắng, quận 1, TP HCM), công trình được xây dựng từ năm 1863.
Bộ sưu tập đèn dầu Việt Nam với chủ đề “Ánh sáng muôn dân” đang được trưng bày tại Nhà truyền thống của Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (số 6, Tôn Đức Thắng, quận 1, TP HCM), công trình được xây dựng từ năm 1863.
Triển lãm trưng bày 650 đèn cổ của cha Giuse Nguyễn Hữu Triết và 10 nhà sưu tập khác đến từ nhiều miền đất nước. Các đèn đều rất phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chất liệu từ đất nung, đồng, gốm, gỗ, sắt, thủy tinh...
Triển lãm trưng bày 650 đèn cổ của cha Giuse Nguyễn Hữu Triết và 10 nhà sưu tập khác đến từ nhiều miền đất nước. Các đèn đều rất phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chất liệu từ đất nung, đồng, gốm, gỗ, sắt, thủy tinh...
Những chiếc đèn có nguồn gốc chủ yếu ở Việt Nam từ thời tiền sử đến những năm cuối thế kỷ 20. Xưa nhất trong bộ sưu tập là đèn cổ làm bằng đất nung từ thế kỷ 5 TCN, thuộc nền văn hóa Đông Sơn.
Đây là thời kỳ sơ khai của đèn, khi con người đã biết dùng đất để làm dụng cụ thắp sáng, phục vụ cuộc sống.
Những chiếc đèn có nguồn gốc chủ yếu ở Việt Nam từ thời tiền sử đến những năm cuối thế kỷ 20. Xưa nhất trong bộ sưu tập là đèn cổ làm bằng đất nung từ thế kỷ 5 TCN, thuộc nền văn hóa Đông Sơn.
Đây là thời kỳ sơ khai của đèn, khi con người đã biết dùng đất để làm dụng cụ thắp sáng, phục vụ cuộc sống.
Trong nền văn hóa Đông Sơn, người Việt cổ đã sử dụng vật liệu đồng, sắt để chế tạo nhiều dụng cụ như trống, thạp, vũ khí, trang sức... và không thể thiếu những chiếc đèn làm bằng đồng. Mỗi đèn lại mang hình dáng, kích thước khác nhau, có những đèn chỉ nhỏ bằng ngón tay được chế tác tinh xảo.
Trong nền văn hóa Đông Sơn, người Việt cổ đã sử dụng vật liệu đồng, sắt để chế tạo nhiều dụng cụ như trống, thạp, vũ khí, trang sức... và không thể thiếu những chiếc đèn làm bằng đồng. Mỗi đèn lại mang hình dáng, kích thước khác nhau, có những đèn chỉ nhỏ bằng ngón tay được chế tác tinh xảo.
Chiếc đèn làm bằng gốm của thời Lý - Trần, thời kỳ nước Đại Việt trong giai đoạn độc lập tự chủ, văn hóa phát triển rực rỡ.
Chiếc đèn làm bằng gốm của thời Lý - Trần, thời kỳ nước Đại Việt trong giai đoạn độc lập tự chủ, văn hóa phát triển rực rỡ.
Hàng chục chân đèn bằng gốm đủ hình dạng, kích thước xuất xứ từ thời Lê trong khoảng thế kỷ 16 - 17 được trưng bày.
"Tôi từ Đồng Nai lên đây để tham quan Đại chủng viện, tình cờ thấy buổi triển lãm về đèn Việt Nam. Giờ tôi mới biết, người Việt đã làm được đèn từ mấy trăm năm trước Công nguyên rồi", bà Hiền cho biết.
Hàng chục chân đèn bằng gốm đủ hình dạng, kích thước xuất xứ từ thời Lê trong khoảng thế kỷ 16 - 17 được trưng bày.
"Tôi từ Đồng Nai lên đây để tham quan Đại chủng viện, tình cờ thấy buổi triển lãm về đèn Việt Nam. Giờ tôi mới biết, người Việt đã làm được đèn từ mấy trăm năm trước Công nguyên rồi", bà Hiền cho biết.
Một chiếc chân đèn cỡ lớn làm bằng gốm, cao gần 1 m, có xuất xứ từ thời Lê được trưng bày trong tủ riêng.
Một chiếc chân đèn cỡ lớn làm bằng gốm, cao gần 1 m, có xuất xứ từ thời Lê được trưng bày trong tủ riêng.
Chiếc đèn sắt được nghệ nhân chế tác tại Huế trong thế kỷ 19 với hình ảnh rồng phượng.
Du khách người Anh thích thú chụp và tìm hiểu về các loại đèn. Nhiều nhất trong chương trình triển lãm là đèn dầu những năm cuối thế kỷ 19 đến hết thế kỷ 20, với xuất xứ từ các làng gốm Bát Tràng, Lái Thiêu...
Du khách người Anh thích thú chụp và tìm hiểu về các loại đèn. Nhiều nhất trong chương trình triển lãm là đèn dầu những năm cuối thế kỷ 19 đến hết thế kỷ 20, với xuất xứ từ các làng gốm Bát Tràng, Lái Thiêu...
Đèn làm bằng gốm, đồng của văn hóa Khmer niên đại từ thế kỷ 13 đến 15 được trưng bày khá nhiều. Ngoài ra, đèn của các nền văn hóa khác từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam như Champa, Sa Huỳnh, Óc Eo cũng được sưu tầm phong phú.
Đèn làm bằng gốm, đồng của văn hóa Khmer niên đại từ thế kỷ 13 đến 15 được trưng bày khá nhiều. Ngoài ra, đèn của các nền văn hóa khác từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam như Champa, Sa Huỳnh, Óc Eo cũng được sưu tầm phong phú.
Chiếc đèn bằng đồng của văn hóa Champa trong khoảng thế kỷ 13 - 18 được chế tác tinh xảo.
Một số đèn của các nước Pháp. Ấn Độ, Đức... trong khoảng thế kỷ 19 - 20. Trong đó, nổi bật là những đèn dầu khổng lồ làm bằng sắt, nặng gần chục ký xuất xứ từ Ấn Độ.
Thời gian trưng bày bộ sưu tập đèn dầu Việt Nam kéo dài đến ngày 6/1/2019.
Một số đèn của các nước Pháp. Ấn Độ, Đức... trong khoảng thế kỷ 19 - 20. Trong đó, nổi bật là những đèn dầu khổng lồ làm bằng sắt, nặng gần chục ký xuất xứ từ Ấn Độ.
Thời gian trưng bày bộ sưu tập đèn dầu Việt Nam kéo dài đến ngày 6/1/2019.
Quỳnh Trần