Tổ đình Phước Lâm hay chùa Phước Lâm còn có các tên gọi khác như: Cẩm Sơn tự, Sơn Can tự hay Cẩm Đệm tự, được cư sỹ Lý Thuỵ Long xây dựng vào năm 1744. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.
Tổ đình Phước Lâm hay chùa Phước Lâm còn có các tên gọi khác như: Cẩm Sơn tự, Sơn Can tự hay Cẩm Đệm tự, được cư sỹ Lý Thuỵ Long xây dựng vào năm 1744. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.
Michalina đến từ Ba Lan cho biết, cô có cảm giác "rùng mình" khi bước vào bên trong chính điện. "Ngôi chùa rất yên tĩnh. Từ khoảng sân rộng phía trước cho đến gian nhà đằng sau đều mang lại cho tôi cảm giác an toàn nhưng có một chút ma mị", nữ du khách chia sẻ.
Michalina đến từ Ba Lan cho biết, cô có cảm giác "rùng mình" khi bước vào bên trong chính điện. "Ngôi chùa rất yên tĩnh. Từ khoảng sân rộng phía trước cho đến gian nhà đằng sau đều mang lại cho tôi cảm giác an toàn nhưng có một chút ma mị", nữ du khách chia sẻ.
Còn Richard cùng vợ đến từ Anh chia sẻ, cả hai đều rất hứng thú khi tham quan ngôi chùa. "Đây là lần đầu tiên chúng tôi đến Việt Nam và cũng là lần đầu tiên đến một nơi đã có từ rất lâu như thế này. Người Việt rất tài giỏi khi đã xây dựng và giữ gìn nó cho đến bây giờ. Thật đáng ngưỡng mộ", Richard nói.
Còn Richard cùng vợ đến từ Anh chia sẻ, cả hai đều rất hứng thú khi tham quan ngôi chùa. "Đây là lần đầu tiên chúng tôi đến Việt Nam và cũng là lần đầu tiên đến một nơi đã có từ rất lâu như thế này. Người Việt rất tài giỏi khi đã xây dựng và giữ gìn nó cho đến bây giờ. Thật đáng ngưỡng mộ", Richard nói.
Nằm trên đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, chùa Giác Lâm được xây dựng từ số tiền quyên góp của cư sĩ Lý Thụy Long vào đời chúa Nguyễn Phúc Khoát.
Nằm trên đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, chùa Giác Lâm được xây dựng từ số tiền quyên góp của cư sĩ Lý Thụy Long vào đời chúa Nguyễn Phúc Khoát.
Ngày nay, chùa còn là một bảo tàng nhỏ lưu giữ nhiều tác phẩm điêu khắc được chạm trổ tinh xảo.
Chùa có kiến trúc chữ Tam gồm 3 dãy nhà ngang nối liền nhau: chính điện, giảng đường và trai đường. Trải qua 274 năm, chùa có tổng cộng 11 đời trụ trì.
Chùa có kiến trúc chữ Tam gồm 3 dãy nhà ngang nối liền nhau: chính điện, giảng đường và trai đường. Trải qua 274 năm, chùa có tổng cộng 11 đời trụ trì.
Chính điện được xây theo kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu. Bên trong chùa có 98 cột chống đỡ, 113 pho tượng cổ là các tượng Quan Thế Âm, Thập Bát La Hán, Thập Điện Diêm Vương, Bồ Đề Đạt Ma và Long Vương.
Chính điện được xây theo kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu. Bên trong chùa có 98 cột chống đỡ, 113 pho tượng cổ là các tượng Quan Thế Âm, Thập Bát La Hán, Thập Điện Diêm Vương, Bồ Đề Đạt Ma và Long Vương.
Hầu hết bức tượng được làm bằng gỗ, chỉ có 7 tượng đồng. Những cột chính trong điện đều được chạm khắc câu đối, thiếp vàng công phu.
Hầu hết bức tượng được làm bằng gỗ, chỉ có 7 tượng đồng. Những cột chính trong điện đều được chạm khắc câu đối, thiếp vàng công phu.
Trong quyển Gia Định thành thông chí, danh sĩ Trịnh Hoài Đức từng miêu tả cảnh chùa lúc bấy giờ: "Chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn, cách phía Tây lũy Bán Bích ba dặm... cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhã thú!".
Trong quyển Gia Định thành thông chí, danh sĩ Trịnh Hoài Đức từng miêu tả cảnh chùa lúc bấy giờ: "Chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn, cách phía Tây lũy Bán Bích ba dặm... cây cao như rừng, hoa nở tựa gấm, sáng chiều mây khói nổi bay quanh quất, địa thế tuy nhỏ mà nhã thú!".
Tính đến nay, chùa đã trải qua 3 đợt trùng tu. Thiền sư Tổ Tông - Viên Quang cho xây lại chùa lần thứ nhất vào năm 1798 –1804. Đến năm 1906 – 1909, Hoà thượng Hồng Hưng với sự giúp sức của Hoà thượng Như Phòng, đã cho tôn tạo lại ngôi chùa lần thứ hai. Đầu năm 1999, chùa hoàn thành đợt trùng tu lần thứ ba. Các lần trùng tu đều được ghi chép trong đôi liễn mừng lạc thành, nay còn treo trong chánh điện.
Tính đến nay, chùa đã trải qua 3 đợt trùng tu. Thiền sư Tổ Tông - Viên Quang cho xây lại chùa lần thứ nhất vào năm 1798 –1804. Đến năm 1906 – 1909, Hoà thượng Hồng Hưng với sự giúp sức của Hoà thượng Như Phòng, đã cho tôn tạo lại ngôi chùa lần thứ hai. Đầu năm 1999, chùa hoàn thành đợt trùng tu lần thứ ba. Các lần trùng tu đều được ghi chép trong đôi liễn mừng lạc thành, nay còn treo trong chánh điện.
Trước lối vào chùa có Bảo tháp Xá Lợi hình lục giác 7 tầng. Tầng cao nhất thờ Xá Lợi Phật. Tháp được khởi công xây dựng vào năm 1970. Trong sân chùa còn có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát toạ dưới bóng cây bồ đề do Đại đức Narada mang từ Sri Lanka (Tích Lan) sang trồng năm 1953.
Trước lối vào chùa có Bảo tháp Xá Lợi hình lục giác 7 tầng. Tầng cao nhất thờ Xá Lợi Phật. Tháp được khởi công xây dựng vào năm 1970. Trong sân chùa còn có tượng Quán Thế Âm Bồ Tát toạ dưới bóng cây bồ đề do Đại đức Narada mang từ Sri Lanka (Tích Lan) sang trồng năm 1953.
Năm 1988, tổ đình Giác Lâm được công nhận là Di tích văn hóa quốc gia. Dù không nằm ở trung tâm, hiện ngôi chùa vẫn được một số công ty du lịch đưa vào lịch trình khám phá dành cho du khách nước ngoài khi đến Sài Gòn.
Năm 1988, tổ đình Giác Lâm được công nhận là Di tích văn hóa quốc gia. Dù không nằm ở trung tâm, hiện ngôi chùa vẫn được một số công ty du lịch đưa vào lịch trình khám phá dành cho du khách nước ngoài khi đến Sài Gòn.
Phong Vinh