Harrison Jacobs là phóng viên của Business Insider hiện sống và làm việc tại Mỹ. Trong một dịp tham quan cây cầu kính dài và cao nhất thế giới ở rừng quốc gia Trương Gia Giới (Hồ Nam, Trung Quốc), anh cho rằng đây là “một sự lãng phí thời gian lớn”.
Harrison Jacobs là phóng viên của Business Insider hiện sống và làm việc tại Mỹ. Trong một dịp tham quan cây cầu kính dài và cao nhất thế giới ở rừng quốc gia Trương Gia Giới (Hồ Nam, Trung Quốc), anh cho rằng đây là “một sự lãng phí thời gian lớn”.
Trong ảnh là lối vào cây cầu có chiều dài 430 m và cao 300 m, nằm cách thị trấn Vũ Lăng Nguyên khoảng 45 phút đi xe bus. Harrison chia sẻ: “Sau khi xem video về những du khách sợ hãi bò trên cây cầu kính bắc qua một hẻm núi xanh tươi, tôi quyết định phải ghé thăm. Cũng giống như nhiều du khách khác, tôi bị hấp dẫn bởi những hình ảnh trên Internet về một tuyệt tác kiến trúc của Trung Quốc”.
Trong ảnh là lối vào cây cầu có chiều dài 430 m và cao 300 m, nằm cách thị trấn Vũ Lăng Nguyên khoảng 45 phút đi xe bus. Harrison chia sẻ: “Sau khi xem video về những du khách sợ hãi bò trên cây cầu kính bắc qua một hẻm núi xanh tươi, tôi quyết định phải ghé thăm. Cũng giống như nhiều du khách khác, tôi bị hấp dẫn bởi những hình ảnh trên Internet về một tuyệt tác kiến trúc của Trung Quốc”.
Đầu tiên, khách du lịch phải đi qua các lớp an ninh với máy X-quang, máy dò kim loại. Những vật dụng như balo, máy ảnh không được mang lên cầu mà phải gửi lại. Tuy nhiên, khách không thể dùng tiền mặt để thuê các tủ đồ mà phải thanh toán bằng WeChat và AliPay, hai ứng dụng phổ biến ở Trung Quốc. Cuối cùng, Harrison phải đưa tiền cho một nhân viên và nhờ thanh toán bằng tài khoản của người này.
“Nếu nhân viên ấy biến mất, tôi sẽ không có cách nào chứng minh chiếc máy ảnh 1.500 USD trong ngăn tủ là của tôi. Cô ấy bảo tôi về trước 18h, khi hết ca làm”.
Đầu tiên, khách du lịch phải đi qua các lớp an ninh với máy X-quang, máy dò kim loại. Những vật dụng như balo, máy ảnh không được mang lên cầu mà phải gửi lại. Tuy nhiên, khách không thể dùng tiền mặt để thuê các tủ đồ mà phải thanh toán bằng WeChat và AliPay, hai ứng dụng phổ biến ở Trung Quốc. Cuối cùng, Harrison phải đưa tiền cho một nhân viên và nhờ thanh toán bằng tài khoản của người này.
“Nếu nhân viên ấy biến mất, tôi sẽ không có cách nào chứng minh chiếc máy ảnh 1.500 USD trong ngăn tủ là của tôi. Cô ấy bảo tôi về trước 18h, khi hết ca làm”.
Giá vé vào cầu kính là 138 NDT (khoảng 480.000 đồng). Đến 16h30 Harrison mới được lên cầu, và anh phải chờ 3,5 tiếng kể từ lúc vào cửa. Du khách có ý định tham quan cầu kính cần chuẩn bị tinh thần với việc ngồi đợi hàng giờ đến lúc mở cửa tham quan.
Giá vé vào cầu kính là 138 NDT (khoảng 480.000 đồng). Đến 16h30 Harrison mới được lên cầu, và anh phải chờ 3,5 tiếng kể từ lúc vào cửa. Du khách có ý định tham quan cầu kính cần chuẩn bị tinh thần với việc ngồi đợi hàng giờ đến lúc mở cửa tham quan.
Dòng người xếp hàng tiến dần đến cửa soát vé. Khách tham quan chủ yếu là các đoàn vài chục người.
Trước khi lên cầu, khách tham quan được phát túi bọc giày có độ bám và không làm trầy xước kính. Harrison cho rằng cây cầu hiện lên khá ngoạn mục với sàn làm từ 99 tấm kính chịu lực dày hơn 5 cm. “Với 74,6 triệu USD tiền xây dựng, cây cầu được thiết kế đẹp mắt. Những đường cong kết hợp cùng việc bố trí dây cáp chính, cáp phụ, tất cả đều rất tuyệt”, Harrison nói.
Trước khi lên cầu, khách tham quan được phát túi bọc giày có độ bám và không làm trầy xước kính. Harrison cho rằng cây cầu hiện lên khá ngoạn mục với sàn làm từ 99 tấm kính chịu lực dày hơn 5 cm. “Với 74,6 triệu USD tiền xây dựng, cây cầu được thiết kế đẹp mắt. Những đường cong kết hợp cùng việc bố trí dây cáp chính, cáp phụ, tất cả đều rất tuyệt”, Harrison nói.
Tuy nhiên, anh dần nhận ra mọi thứ không như mình kỳ vọng. Ngay cả khi giới hạn chỉ cho phép 800 người trên cầu cùng lúc, Harrison cảm thấy mọi chỗ đều chật cứng. Rất ít người đến đi bộ hay ngắm cảnh, đa phần đều chụp ảnh selfie trên sàn kính ở mọi vị trí trên cầu, khiến anh không nhìn được khung cảnh bên dưới.
Tuy nhiên, anh dần nhận ra mọi thứ không như mình kỳ vọng. Ngay cả khi giới hạn chỉ cho phép 800 người trên cầu cùng lúc, Harrison cảm thấy mọi chỗ đều chật cứng. Rất ít người đến đi bộ hay ngắm cảnh, đa phần đều chụp ảnh selfie trên sàn kính ở mọi vị trí trên cầu, khiến anh không nhìn được khung cảnh bên dưới.
“Các tấm kính bị trầy xước đến mức bạn khó có thể nhìn thấy cảnh vật bên dưới”, anh nói.
Những ngọn núi đá vôi của rừng quốc gia Trương Gia Giới nhìn từ cây cầu.
Ở đoạn cuối cầu, những tấm kính có chất lượng và trong hơn. Lúc này Harrison cảm thấy đổ mồ hôi và có một chút chóng mặt: “Tôi nghĩ cảm giác đó là trải nghiệm thú vị nhất của mình ở đây”.
Ở đoạn cuối cầu, những tấm kính có chất lượng và trong hơn. Lúc này Harrison cảm thấy đổ mồ hôi và có một chút chóng mặt: “Tôi nghĩ cảm giác đó là trải nghiệm thú vị nhất của mình ở đây”.
Theo Business Insider
- Đi cầu kính có hiệu ứng vỡ, khách Trung Quốc phát hiện nứt thật
- Khách Trung Quốc chen chúc trên cầu kính dài nhất thế giới