Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Hồ Chí Minh, thuộc thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2. Trong chiến tranh, nơi đây là mạch máu giao thông để hậu phương chi viện cho miền Nam.
Những năm 1964 - 1972, ngã ba Đồng Lộc bị đánh phá liên tục và năm 1968 là ác liệt nhất. Từ tháng 4 đến tháng 10/1968, vùng đất này phải hứng chịu gần 50.000 quả bom các loại, bình quân mỗi mét vuông đất gánh trên 3 quả bom. Mặt đất bị biến dạng, đất đá cày đi xới lại.
Trưa 24/7/1968, 10 nữ thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55, ra đường làm nhiệm vụ. Đến 16h, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả nổ gần căn hầm chữ A, nơi 10 chị tránh bom. Hầm sập, tất cả hy sinh. Người trẻ nhất mới 17, ba chị lớn nhất cùng 24 tuổi.
Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Hồ Chí Minh, thuộc thị trấn Đồng Lộc, huyện Can Lộc, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2. Trong chiến tranh, nơi đây là mạch máu giao thông để hậu phương chi viện cho miền Nam.
Những năm 1964 - 1972, ngã ba Đồng Lộc bị đánh phá liên tục và năm 1968 là ác liệt nhất. Từ tháng 4 đến tháng 10/1968, vùng đất này phải hứng chịu gần 50.000 quả bom các loại, bình quân mỗi mét vuông đất gánh trên 3 quả bom. Mặt đất bị biến dạng, đất đá cày đi xới lại.
Trưa 24/7/1968, 10 nữ thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội 55, ra đường làm nhiệm vụ. Đến 16h, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, một quả nổ gần căn hầm chữ A, nơi 10 chị tránh bom. Hầm sập, tất cả hy sinh. Người trẻ nhất mới 17, ba chị lớn nhất cùng 24 tuổi.
Những ngày cuối tháng 7, mỗi ngày có hàng nghìn lượt du khách, cựu chiến binh đến viếng các nữ liệt sĩ cũng như phần mộ của những thanh niên xung quanh trong khu di tích Đồng Lộc.
Những ngày cuối tháng 7, mỗi ngày có hàng nghìn lượt du khách, cựu chiến binh đến viếng các nữ liệt sĩ cũng như phần mộ của những thanh niên xung quanh trong khu di tích Đồng Lộc.
Ngày 24/7 năm nay là ngày giỗ lần thứ 52 của 10 nữ thanh niên xung phong. Nơi mộ phần nằm trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt ngã ba Đồng Lộc, từ sáng sớm, hàng trăm cựu binh thuộc Đại đội 552 đã tập trung về tưởng nhớ đồng đội.
Ngoài thắp hương cho đồng đội, dịp này nhiều cựu thanh niên xung phong ở chiến trường Đồng Lộc cũng có dịp ngồi lại với nhau, tâm sự những chuyện xưa cũ.
"Chiến tranh đã lùi xa, song khi gặp nhau ai cũng vừa mừng vừa tủi. Nhiều bạn tôi cuộc sống không như ý, gia đình kinh tế khó khăn. Tôi hạnh phúc vì có một tổ ấm, nhưng nhiều đêm nằm mơ thấy bom rơi, giật mình tỉnh giấc thấy thương đồng đội ngày xưa vô cùng", một cựu thanh niên xung phong nói.
Ngày 24/7 năm nay là ngày giỗ lần thứ 52 của 10 nữ thanh niên xung phong. Nơi mộ phần nằm trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt ngã ba Đồng Lộc, từ sáng sớm, hàng trăm cựu binh thuộc Đại đội 552 đã tập trung về tưởng nhớ đồng đội.
Ngoài thắp hương cho đồng đội, dịp này nhiều cựu thanh niên xung phong ở chiến trường Đồng Lộc cũng có dịp ngồi lại với nhau, tâm sự những chuyện xưa cũ.
"Chiến tranh đã lùi xa, song khi gặp nhau ai cũng vừa mừng vừa tủi. Nhiều bạn tôi cuộc sống không như ý, gia đình kinh tế khó khăn. Tôi hạnh phúc vì có một tổ ấm, nhưng nhiều đêm nằm mơ thấy bom rơi, giật mình tỉnh giấc thấy thương đồng đội ngày xưa vô cùng", một cựu thanh niên xung phong nói.
Đứng bên phần mộ có di ảnh của người đồng đội từng nhập ngũ một ngày với mình - liệt sĩ Trần Thị Hường, bà Nguyễn Thị Diệu Lan, 70 tuổi, cựu thanh niên xung phong Đại đội 552 chắp tay cầu nguyện.
Bà Lan cho biết, cùng nhập ngũ một ngày với liệt sĩ Trần Thị Hường, và là bạn thân với liệt sĩ Trần Thị Rạng. Ngày 10 đồng đội hi sinh, bà Lan đang trên đường đi thay ca.
Một lúc sau bà Lan bật khóc. "Năm nào vào dịp giỗ đồng đội, chúng tôi luôn liên lạc với nhau cùng về thắp hương. Chiến tranh đã lùi xa, song ký ức về buổi chiều hi sinh của các nữ thanh niên xung phong vẫn in hằn trong tâm trí của tất cả", bà Lan nói.
Đứng bên phần mộ có di ảnh của người đồng đội từng nhập ngũ một ngày với mình - liệt sĩ Trần Thị Hường, bà Nguyễn Thị Diệu Lan, 70 tuổi, cựu thanh niên xung phong Đại đội 552 chắp tay cầu nguyện.
Bà Lan cho biết, cùng nhập ngũ một ngày với liệt sĩ Trần Thị Hường, và là bạn thân với liệt sĩ Trần Thị Rạng. Ngày 10 đồng đội hi sinh, bà Lan đang trên đường đi thay ca.
Một lúc sau bà Lan bật khóc. "Năm nào vào dịp giỗ đồng đội, chúng tôi luôn liên lạc với nhau cùng về thắp hương. Chiến tranh đã lùi xa, song ký ức về buổi chiều hi sinh của các nữ thanh niên xung phong vẫn in hằn trong tâm trí của tất cả", bà Lan nói.
Tại các phần mộ, ngoài thắp hương, nhiều du khách được nghe hướng dẫn viên kể chuyện.
"Khi nghe về sự hi sinh của 10 nữ thanh niên xung phong, tôi đã khóc. Ngày 27/7 sắp đến, xin dâng những bông cúc trắng, nén hương thơm và tấm lòng thành kính lên các nữ liệt sĩ", bà Nguyễn Thị Tâm, du khách đến từ Vĩnh Phúc, cho hay.
Tại các phần mộ, ngoài thắp hương, nhiều du khách được nghe hướng dẫn viên kể chuyện.
"Khi nghe về sự hi sinh của 10 nữ thanh niên xung phong, tôi đã khóc. Ngày 27/7 sắp đến, xin dâng những bông cúc trắng, nén hương thơm và tấm lòng thành kính lên các nữ liệt sĩ", bà Nguyễn Thị Tâm, du khách đến từ Vĩnh Phúc, cho hay.
Ngoài các cựu thanh niên xung phong, hàng nghìn lượt thanh niên, thiếu nhi, phụ nữ... dịp này cũng mang theo vòng hoa cúc trắng, xếp hàng lần lượt để làm lễ tưởng niệm rồi đi xung quanh khuôn viên thắp hương.
Ngoài các cựu thanh niên xung phong, hàng nghìn lượt thanh niên, thiếu nhi, phụ nữ... dịp này cũng mang theo vòng hoa cúc trắng, xếp hàng lần lượt để làm lễ tưởng niệm rồi đi xung quanh khuôn viên thắp hương.
Chếch bên trái khu mộ là nhà bảo tàng, tại đây lưu giữ nhiều kỷ vật, vũ khí từng được sử dụng tại chiến trường Đồng Lộc. Dịp này, các em nhỏ được bố mẹ đưa đến đây để hiểu hơn về truyền thống lịch sử của cha ông.
Chếch bên trái khu mộ là nhà bảo tàng, tại đây lưu giữ nhiều kỷ vật, vũ khí từng được sử dụng tại chiến trường Đồng Lộc. Dịp này, các em nhỏ được bố mẹ đưa đến đây để hiểu hơn về truyền thống lịch sử của cha ông.
Tại nhà bảo tàng, di ảnh của 10 nữ thanh niên xung phong được đóng khung treo trang trọng.
Trên ảnh là ông Hồ Xuân Cường, 67 tuổi - đang chụp lại ảnh của chị gái, nữ liệt sĩ Hồ Thị Cúc. "Tôi rất nhớ và thương chị", ông nói.
Tại nhà bảo tàng, di ảnh của 10 nữ thanh niên xung phong được đóng khung treo trang trọng.
Trên ảnh là ông Hồ Xuân Cường, 67 tuổi - đang chụp lại ảnh của chị gái, nữ liệt sĩ Hồ Thị Cúc. "Tôi rất nhớ và thương chị", ông nói.
Đến ngã ba Đồng Lộc, nhiều người không quên đọc những dòng thư tâm sự gửi mẹ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần, nay được khắc trên bia.
Bên cạnh phần mộ 10 cô gái, trong khu di tích còn có các phần mộ tưởng niệm các liệt sĩ thanh niên xung phong toàn quốc và các chiến sĩ hi sinh tại Đồng Lộc.
Nhà chức trách ước tính, trong tháng 7, có hàng chục nghìn lượt khách về ngã ba Đồng Lộc hành hương, tham quan.
Đến ngã ba Đồng Lộc, nhiều người không quên đọc những dòng thư tâm sự gửi mẹ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần, nay được khắc trên bia.
Bên cạnh phần mộ 10 cô gái, trong khu di tích còn có các phần mộ tưởng niệm các liệt sĩ thanh niên xung phong toàn quốc và các chiến sĩ hi sinh tại Đồng Lộc.
Nhà chức trách ước tính, trong tháng 7, có hàng chục nghìn lượt khách về ngã ba Đồng Lộc hành hương, tham quan.
Trong khuôn viên di tích đặt máy bay, xe tăng, xe thồ... Khách hành hương thường đứng bên các hiện vật chụp ảnh lưu niệm.
Tại Khu di tích Đồng Lộc, nhiều công trình đã được đầu tư xây mới khang trang như sa bàn chiến đấu, tháp chuông Đồng Lộc, cụm tượng đài...
Trong khuôn viên di tích đặt máy bay, xe tăng, xe thồ... Khách hành hương thường đứng bên các hiện vật chụp ảnh lưu niệm.
Tại Khu di tích Đồng Lộc, nhiều công trình đã được đầu tư xây mới khang trang như sa bàn chiến đấu, tháp chuông Đồng Lộc, cụm tượng đài...
Đức Hùng