Làng lụa Hội An (Quảng Nam) lâu nay được xem là bảo tàng sống, gìn giữ cách dệt lụa thủ công truyền thống của người dân địa phương. Đây là điểm du lịch thú vị trong chuyến tham quan thành phố di sản.
Dự kiến ngày 11/11, sau khi tham quan phố cổ Hội An, đoàn phu quân, phu nhân của lãnh đạo các nền kinh tế APEC sẽ đến tham quan nơi đây.
Làng lụa Hội An (Quảng Nam) lâu nay được xem là bảo tàng sống, gìn giữ cách dệt lụa thủ công truyền thống của người dân địa phương. Đây là điểm du lịch thú vị trong chuyến tham quan thành phố di sản.
Dự kiến ngày 11/11, sau khi tham quan phố cổ Hội An, đoàn phu quân, phu nhân của lãnh đạo các nền kinh tế APEC sẽ đến tham quan nơi đây.
Làng lụa Hội An rộng 2,5 ha, tọa lạc bên phố Nguyễn Tất Thành, cách trung tâm phố cổ chừng một km. Hệ thống nhà rường cổ đã điểm tô thêm giá trị truyền thống cho không gian đặc trưng của làng lụa.
Làng lụa Hội An rộng 2,5 ha, tọa lạc bên phố Nguyễn Tất Thành, cách trung tâm phố cổ chừng một km. Hệ thống nhà rường cổ đã điểm tô thêm giá trị truyền thống cho không gian đặc trưng của làng lụa.
Ông Lê Thái Vũ – Giám đốc Làng lụa Hội An chia sẻ, rất vinh dự khi đoàn phu nhân, phu quân đến thăm. “Những vị khách đặc biệt sẽ được trải nghiệm quá trình trồng dâu, nuôi tằm ươm tơ, dệt lụa truyền thống không chỉ ở Quảng Nam mà còn chứng kiến nghề dệt thổ cẩm ở nước ta”, ông Vũ nói.
Ông Lê Thái Vũ – Giám đốc Làng lụa Hội An chia sẻ, rất vinh dự khi đoàn phu nhân, phu quân đến thăm. “Những vị khách đặc biệt sẽ được trải nghiệm quá trình trồng dâu, nuôi tằm ươm tơ, dệt lụa truyền thống không chỉ ở Quảng Nam mà còn chứng kiến nghề dệt thổ cẩm ở nước ta”, ông Vũ nói.
Mỗi ngày làng lụa Hội An đón khoảng 1.000 khách tham quan, hầu hết đều thích thú những nong tằm.
Không gian làng lụa được bài trí, sắp đặt như bảo tàng về các giống dâu, tằm, công cụ cùng cách thức dệt thủ công của Champa và người Việt xưa. Tại đây có những cây dâu tằm cổ thụ và nhiều giống dâu ở mọi miền đất nước.
Không gian làng lụa được bài trí, sắp đặt như bảo tàng về các giống dâu, tằm, công cụ cùng cách thức dệt thủ công của Champa và người Việt xưa. Tại đây có những cây dâu tằm cổ thụ và nhiều giống dâu ở mọi miền đất nước.
Kén tằm sau khi nhả tơ sẽ được kéo thành guồng, gồm cả kén vàng và kén trắng.
Các nghệ nhận người Chăm dệt thổ cẩm bằng khung cửi thủ công. Họ vừa dệt vừa giới thiệu cho du khách. Khung dệt cổ của người Chăm được sưu tầm từ nhiều địa phương thể hiện sự giao thoa văn hóa Chăm Pa – Việt trong lòng xứ Quảng.
Các nghệ nhận người Chăm dệt thổ cẩm bằng khung cửi thủ công. Họ vừa dệt vừa giới thiệu cho du khách. Khung dệt cổ của người Chăm được sưu tầm từ nhiều địa phương thể hiện sự giao thoa văn hóa Chăm Pa – Việt trong lòng xứ Quảng.
Để tạo thành sản phẩm, nghệ nhân Chăm trải qua nhiều công đoạn. "Làm công việc này đòi hỏi có kỹ năng, tay nghề cao", bà Đàng Thị Muống, ở (Ninh Thuận) chia sẻ.
Để tạo thành sản phẩm, nghệ nhân Chăm trải qua nhiều công đoạn. "Làm công việc này đòi hỏi có kỹ năng, tay nghề cao", bà Đàng Thị Muống, ở (Ninh Thuận) chia sẻ.
Sau khi trải nghiệm, đoàn phu quân, phu nhân sẽ được nhân viên giới thiệu cách phân biệt lụa truyền thống.
Sau khi trải nghiệm, đoàn phu quân, phu nhân sẽ được nhân viên giới thiệu cách phân biệt lụa truyền thống.
Sau đó, tham quan khu trưng bày và xem biểu diễn thời trang áo dài. Lụa và các sản phẩm từ lụa được trưng bày đến từ làng lụa Hội An và nhiều vùng miền trong cả nước.
Sau đó, tham quan khu trưng bày và xem biểu diễn thời trang áo dài. Lụa và các sản phẩm từ lụa được trưng bày đến từ làng lụa Hội An và nhiều vùng miền trong cả nước.
- Đặc sản Đà Nẵng giới thiệu đến khách dự Tuần lễ APEC
- Hội An mở không gian văn hóa Việt - Nhật, chào mừng APEC
Đắc Thành