Rồi thời gian cứ thế trôi đi, chẳng biết đã bao lần họ loay hoay, trăn trở đi tìm chân lý cuối cùng cho thứ bóng đá cống hiến đã khiến họ gặt hái vô vàn lời khen ngợi nhưng chưa bao giờ là đỉnh cao của túc cầu thế giới. Thế nhưng, họ, chưa một lần thành công suốt 32 năm cho đến trước trận chung kết Worlcup 2010.
Quay lưng nhìn lại 1 quãng lịch sử ngắn của 10 năm về trước, bán kết France 1998. Thế hệ vàng từ lò đào tạo Ajax cay đắng dừng bước trước á quân Brazil ở vòng bán kết trên chấm luân lưu, sau đó kết thúc giải đấu với hạng tư thế giới. Đau.
Hai năm sau, trên sân nhà, ác mộng luân lưu lại trở về một cách ác nghiệt hơn khi trong tài đã cho họ hưởng đến 2 quả phạt đền trong trận bán kết Euro 2000, gặp Ý, để rồi 2 lần họ sút hỏng trước khi lại một lần nữa tự kết liễu mình trên chấm luân lưu. Xót.
Dường như số phận muốn đẩy họ đến tột cùng tuyệt vọng khi vòng CK WC 1 năm sau diễn ra ở Hàn - Nhật không có tên Hà Lan vì họ chẳng thể vượt ải người Bồ và CH Ai Len ở vòng loại. Trong 10 năm đổ lại đây, thì đó là thời kì đen tốt nhất của bóng đá da cam. Buồn.
Trở lại Euro 2004 một cách chật vật, cũng là lúc thế hệ vàng ngày nào lần lượt giã từ đội tuyển vì nhiều lí do, thay vào đó là những cái tên lần đầu ra mắt công chúng như Sneijder, Roben, Van Persie,..,mướt mồ hôi vượt vòng bảng để đụng Bồ Đào Nha ở tứ kết, họ lại một lần nữa để thua theo một cách rất “Hà Lan” thời đó. Công làm thủ phá. Chung cuộc, người Bồ dành chiến thắng ngược 3-2 sau khi bị dẫn trắng 2 bàn. Sững sờ.
World cup 2006 chứng kiến cơn lốc màu da cam phá dớp luân lưu khi vượt qua đoàn quân Viking trong trận 1/16 có phần nhàm chán. Nhưng với một thế trận quá bế tắc, họ lại ngậm ngùi rời giải sau trận đấu nhuốm màu bạo lực với Bồ Đào Nha ở vòng sau. Chán.
Đến lúc này, người ta đặt hết niềm tin vào người hùng dân tộc một thời Macro Vanbasten khi ông chính thức cầm quân dẫn dắt Hà Lan đến vòng CK Euro 2008. Và quả thực, có lẽ người ta tin và buộc mình phải tin rằng chính ông,Vanbasten, cuối cùng đã tìm ra được chân lí để hoàn thiện thứ bóng đá tổng lực say long người của dân tộc mình. Phải tin thôi khi cơn lốc màu da cam đã thực sự nổi lên sau 3 trận toàn thắng ở vòng bảng mà ấn tượng là đánh cho Pháp và Ý không còn manh giáp trước khi dễ dàng bắn hạ Rumani. Lúc bấy giờ, thế hệ vàng mới của lốc da cam đang ở độ chín của sức trẻ Sneijder, Kuytt, Roben, Van derv art, và kinh nghiệm trận mạc của Nistelrooy, Van der sar, Van bommel. Vị thuyền trưởng ấy đã thuyết phục được người xem rằng đội hình của họ là gần như hoàn hảo, công thủ toàn diện. Nhưng,....ở đời mấy ai đoán được chữ ngờ. Hà Lan nuốt nước mắt xách vali về nước sau that bại tan tác 1-3 trước tuyển Nga của Arshavin ở vòng tứ kết. Tìm một lí do cho thất bại đó ư? Nói thật đến bay giờ chắc cũng chẳng may ai hiểu và dám hiểu vì sao Hà Lan năm đó lại “làm được điều họ đáng lẽ không làm được”. Lặng người.
Niềm tin dường như đã bị đánh mất. Tình yêu rơi vào tuyệt vọng. Còn trông chờ gì nữa?! Bóng đá tổng lực với hàng thủ chắc chắn, hàng công cực mạnh ư? Đấy, Van Basten đã cho họ điều đó. Ngôi sao ư? họ chưa bao giờ thiếu. Vậy chân lí cuối cùng của bóng đá tổng lực mà họ dày công tìm kiếm bao lâu nay ở đâu? Nó thật ra có tồn tại không hay...thứ bóng đá đó vỗn dĩ là không thể hoàn thiện và được sinh ra chỉ để...tiếc nuối? Những người hâm mộ màu da cam hoang mang, thật sự hoang mang....
Rồi Vanbasten ra đi, thế vào chỗ ông là Van Marwijk, một người đàn ông với mái đầu bạc trắng và chẳng có gì nổi trội, nếu không muốn nói là quá nhỏ bé so với những Mourinho, Del Bosque, hay Ferguson ở cấp độ HLV. Ông là ai? Và sẽ làm được gì? Người ta hoài nghi chờ đợi.
Cách mạng! Vị thuyền trưởng ấy tự nhủ với lòng. Phải có cách mạng. Bóng đá Hà Lan phải đi đến đỉnh cao của thế giới bằng cách vứt bỏ đi những danh vọng cũ kĩ đã trở nên nặng nề của quá khứ để đối mặt với thực tế. Bóng đá tổng lực đẹp mắt ư? Vốn dĩ chỉ mang lại lời khen và sự tiếc nuối thì tại sao cứ phải khư khư theo nó? Phải thay đổi, thay đổi triệt để thôi.
Cách mạng nội bộ đã diễn ra, bất chấp dư luận, ông gạt bỏ những cái tên lớn như Nistelrooy, Seedorf và chọn các cầu thủ trẻ hơn. Ông cất đi lối chơi tổng lực của các bậc tiền bối và thay vào đó một lối chơi xù xì, thô ráp, và hiệu quả đặt lên hàng đầu. Thắng đẹp đẽ và quyến rũ ư? Tôi cũng muốn chứ. Vì tôi là người Hà Lan và tôi tự hào về những gì cha ông tôi đã làm ra chứ. Nhưng chơi đẹp đẽ, mà không thắng thì có ý nghĩa gì? Không phải các bạn đã quá chán trường trước những lời có cánh và thèm khát cháy bỏng danh hiệu vô địch thế giới sao?! Hãy... đời 1 chút đi. Tôi đến và muốn Hà Lan vô địch.
Bỏ lại quá khứ nặng nề cũ kĩ sau lưng, khoác lên 1 hình hài mới, Hà Lan như một vận động viên marathon, đều đặn, đều đặn vượt qua các đấu thủ không mạnh ở vòng loại WC 2010 để là đội Châu Âu đầu tiên giành vé đến Nam Phi với kết quả toàn thắng. Những người ham mộ đang mất long tin vào Hà Lan, bắt đầu có chuyển biến. Họ than trọng liếc mắt nhìn “tình yêu” của họ từ xa.
Tuy nhiên, chẳng ai đánh giá cao Hà Lan của Markwit ở Nam Phi trước giờ bóng lăn. Rồi cứ thế, họ lầm lũi cho Đan Mạch, Nhật và Cameroon nếm trái đắng thất bại bằng những chiến thắng chẳng có gì là...Hà Lan. Bịt tai mà đá. Đã có người bình luận về họ như thế sau khi vòng bảng kết thúc. Đúng, gần như chẳng còn gì có thể tác động đến quyết tâm lạnh lùng của họ trong suốt giải đấu. Một cách lì lợm, tinh quái, lạnh lùng và có phần may mắn họ lần lượt tiễn Slovakia về nước, may mắn và lạnh lùng lội ngược dòng trước các vũ công Samba và rồi giết chết giấc mơ Nam Mĩ cuối cùng trên đất Phi khi đẩy Uruguay xuống trận tranh 3-4, còn mình thì lầm lũi vào chung kết. Đến lúc này, những NHM hoài nghi đã...hết nghi hoặc, máu trong con tim đầy vết thuong của họ lại cuồn cuộn chảy...cho Hà Lan.
Và đêm qua, 1h45 sáng ngày 12/7/2010, họ phải vượt qua Tây Ban Nha, cửa ải cuối cùng, một đội bóng xuất sắc về mặt cá nhân lẫn tập thể, để chỉ một lần sau 32 năm trăn trở, nâng cao chiếc cúp vàng thế giới và chứng minh đâu là chân lí. Họ đã chiến đấu dũng mãnh, có phần thô bạo, nhưng trên hết là một quyết tâm cao độ của một con mãnh thú mang trên mình vết thương của 32 năm. Có thể nói họ đấu một trận cực kì sòng phẳng với đối thủ và nhất là với chính bản thân mình. Và rồi, như một định mệnh, họ chợt gục ngã khi trận đấu chỉ còn cách loạt sút luân lưu may rủi chừng 4 phút. Một hệ quả tất yếu của việc mất người gần cuối trận. Gã thợ săn Iniesta tung nhát dao cuối cùng, sắc lẹm và lạnh lùng, kết thúc số phận của con mãnh thú, dù sau đó nó vẫn vùng vẫy theo bản năng để rồi...gục chết khi tiếng còi của Webb cất lên. Họ, đội bóng Hà Lan, đã chính thức lần thứ 3 gục ngã trước cửa thiên đường và lại tiếp tục số kiếp là một hiện tượng... buồn của túc cầu thế giới. Trăn trở.
Nỗi buồn nào rồi cũng sẽ nguôi ngoai, vòng xuay cuộc sống chẳng vì những giọt nước mắt của Hà Lan và những ai yêu Hà Lan mà dừng lại để rủ chút long thương xót. Kết thúc WC 2010, Hà Lan “gặt hái” thêm nhiều tên gọi khác như “kẻ phản bội bóng đá tổng lực”, “cối xay gió”, “cơn gió độc” thay cho cái tên mĩ miều mà chính họ đã từ bỏ, “cơn lốc màu da cam”. Nhưng có ai đó, với 1 chút đau đớn pha lẫn xót thương sau trận đấu đêm qua, đã gọi họ là “Bi kịch của thế kỉ”. Xót thay!
Vậy chân lí cuối cùng cho bóng đá Hà Lan ở đâu? Nó vốn có tồn tại không? Nếu có (tôi tin vậy) thì bao giờ họ mới tìm ra và chứng minh nó một cách cụ thể nhất? Hà Lan sau mùa này sẽ giữ lối đá hiện tại, quay về lối đá cũ hay tìm ra một lối đá mới? Vị thuyền trưởng can đảm bất chấp mọi chỉ trích để làm nên một cuộc thay đổi mang tính cách mạng cho bóng đá Hà Lan kia liệu có còn ở lại? Và....bao giờ cho đến lúc tôi và những người hâm mộ đội bóng da cam mới được vỡ òa trong hạnh phúc như của người Tây Ban Nha đêm qua? Quá nhiều câu hỏi lởn vởn trong đầu tôi sau trận đấu. Nhưng thôi, con người ta còn sống là còn cố gắng, còn tin tưởng , mà như thế thì còn yêu và còn đợi chờ. Và trong tôi, tình yêu Hà Lan, giấc mơ da cam dang dở sẽ còn đó để chờ đợi và chờ đợi....
Mai The