Có lý do để các diễn viên hài gọi tình huống này là "chết trên sân khấu". Việc kể chuyện đùa nhạt nhẽo mang lại nhiều hậu quả, "chẳng hạn như việc bị bẽ mặt, bị ngắt lời, bị giận dữ hoặc thậm chí là một cú đấm", nhà nghiên cứu Nancy Bell, từ Đại học bang Washington Mỹ, nói. Loại chuyện đùa mà Bell nói đến không chứa những nút thắt, mở như yếu tố phải có của chuyện cười. Nó kiểu như sau: "Cái ống khói lớn đã nói gì với ống khói nhỏ?" Phản ứng của người nghe trước những câu đố trẻ con kiểu này là giận dữ, im lặng, thậm chí là cả các nắm đấm. Có vài lý do khiến người nghe phản ứng mạnh như vậy. Trước hết, loại truyện cười này thường làm ngắt mạch đối thoại tự nhiên, vi phạm các quy tắc xã hội và vì thế việc trừng phạt người nghe sẽ làm anh ta không dám có những hành vi tương tự trong tương lai nữa. Ngoài ra, những truyện cười gượng ép cũng chứng tỏ rằng người kể thực sự thấy điều đó là hài hước, và lạc gu với công chúng. Nancy đề nghị các sinh viên của mình, mà bà gọi đùa là 'tay sai", lồng trò đùa chiếc ống khói ở trên vào các cuộc nói chuyện, và ghi lại phản ứng của mọi người. Trong số 207 cuộc trò truyện đã diễn ra, 44% người nghe cho rằng người kể câu chuyện đùa này thật "bất lịch sự", và có xu hướng khiến cho người kể đó phải ngượng. Phản ứng gay gắt nhất đến từ những người biết rõ người kể chuyện là ai. T. An (theo AP)
|