Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

Australia

Lãnh đạo:

Thủ tướng Malcolm Turnbull

Năm gia nhập APEC: 11/1989

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 13

Dân số:

24.697.000 người

GDP:

1.390 tỷ USD

GDP đầu người:

56.135 USD

Tốc độ tăng trưởng:

2,2%

Thủ tướng Australia

Malcolm Turnbull

Tuổi: 63Ngày nắm quyền: 15/9/2015

Ông Malcolm Bligh Turnbull là Thủ tướng thứ 29 của Australia. Từng giữ chức bộ trưởng truyền thông Australia, ông được đánh giá là người có sức ảnh hưởng lớn, tự tin trong giao tiếp và duy trì mối quan hệ tốt với giới chính trị gia. Dù đảng Tự do là mang nặng tư tưởng bảo thủ, ông Turnbull lại nổi tiếng bởi những quan điểm tiến bộ, đặc biệt ủng hộ ứng phó biến đổi khí hậu và hôn nhân đồng giới.

Brunei

Lãnh đạo:

Quốc vương Hassanal Bolkiah

Năm gia nhập APEC: 11/1989

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 130

Dân số:

428.700 người

GDP:

12 tỷ USD

GDP đầu người:

27.890 USD

Tốc độ tăng trưởng:

-1,3%

Quốc vương Brunei

Hassanal Bolkiah

Tuổi: 71Ngày nắm quyền: 5/10/1967

Quốc vương Hassanal Bolkiah Mu'izzaddin Waddaulah là đương kim Quốc vương, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Tài chính của Brunei. Dưới sự lãnh đạo của ông, kinh tế và xã hội Brunei phát triển mạnh mẽ. Quốc gia này trở thành thành viên của nhiều tổ chức thế giới và khu vực như ASEAN, APEC, Liên Hợp Quốc. Quốc vương Hassanal Bolkiah từng là chủ tịch Hội nghị Lãnh đạo APEC diễn ra ở Brunei năm 2000.

Canada

Lãnh đạo:

Thủ tướng Justin Trudeau

Năm gia nhập APEC: 11/1989

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 10

Dân số:

35.152.000 người

GDP:

1.640 tỷ USD

GDP đầu người:

44.770 USD

Tốc độ tăng trưởng:

3%

Thủ tướng Canada

Justin Trudeau

Tuổi: 45Ngày nắm quyền: 5/11/2015

Ông Justin Trudeau là thủ tướng thứ 23 của Canada, cũng là lãnh đạo đảng Tự do Canada. Ông là con trai trưởng của cố thủ tướng Canada Pierre Trudeau. Khi nhậm chức, Justin Trudeau là thủ tướng trẻ thứ hai trong lịch sử Canada, đồng thời là thủ tướng đầu tiên của Canada có cha hoặc mẹ từng giữ chức vụ này.

Indonesia

Lãnh đạo:

Tổng thống Joko Widodo

Năm gia nhập APEC: 11/1989

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 16

Dân số:

261.115.000 người

GDP:

1.010 tỷ USD

GDP đầu người:

3.860 USD

Tốc độ tăng trưởng:

5,2%

Tổng thống Indonesia

Joko Widodo

Tuổi: 56Ngày nắm quyền: 20/10/2014

Ông Joko "Jokowi" Widodo là tổng thống thứ 7 của Indonesia. Ông từng giữ chức Thị trưởng Surakarta trong giai đoạn 2005-2012 và Thống đốc Jakarta từ năm 2012 đến 2014. Ông là Tổng thống Indonesia đầu tiên không phục vụ trong quân đội hoặc giữ các chức vụ chính trị cấp cao trước đó.

Nhật Bản

Lãnh đạo:

Thủ tướng Shinzo Abe

Năm gia nhập APEC: 11/1989

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 3

Dân số:

126.672.000 người

GDP:

4.880 tỷ USD

GDP đầu người:

38.550 USD

Tốc độ tăng trưởng:

1,5%

Thủ tướng Nhật Bản

Shinzo Abe

Tuổi: 63Ngày nắm quyền: 26/12/2012

Ông Shinzo Abe là Thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm và Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Ông là thủ tướng trẻ nhất và có thời gian tại nhiệm lâu thứ ba của Nhật kể từ sau Thế chiến II, cũng là thủ tướng Nhật Bản đầu tiên ra đời sau năm 1945. Ông Abe nhậm chức thủ tướng lần đầu vào tháng 9/2006, nhưng xin từ chức sau đó một năm vì lý do sức khỏe. Sau chiến thắng áp đảo của LDP vào năm 2012, ông trở thành cựu thủ tướng Nhật Bản đầu tiên tái đắc cử từ năm 1948.

Hàn Quốc

Lãnh đạo:

Tổng thống Moon Jae-in

Năm gia nhập APEC: 11/1989

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 11

Dân số:

51.446.000 người

GDP:

1.530 tỷ USD

GDP đầu người:

29.730 USD

Tốc độ tăng trưởng:

3%

Tổng thống Hàn Quốc

Moon Jae-in

Tuổi: 64Ngày nắm quyền: 10/5/2017

Ông Moon Jae-in trở thành Tổng thống Hàn Quốc sau cuộc bầu cử hồi tháng 5. Tổng thống Moon là con cả trong gia đình tị nạn rời bỏ Triều Tiên vào năm 1950 khi chiến tranh nổ ra. Tổng thống Moon ủng hộ đối thoại để giảm căng thẳng và đưa Bình Nhưỡng quay lại bàn đàm phán, đồng thời có chủ trương độc lập hơn trong quan hệ với Washington. Ông cũng cam kết giúp kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng và tạo ra nhiều việc làm hơn.

Malaysia

Lãnh đạo:

Thủ tướng Najib Razak

Năm gia nhập APEC: 11/1989

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 35

Dân số:

31.714.000 người

GDP:

306,8 tỷ USD

GDP đầu người:

9.660 USD

Tốc độ tăng trưởng:

5.4%

Thủ tướng Malaysia

Najib Razak

Tuổi: 64Ngày nắm quyền: 3/4/2009

Ông Najib Razak là thủ tướng thứ 6 của Malaysia, cũng là con trai của cựu thủ tướng Malaysia Abdul Razak Hussein và cháu của cựu thủ tướng Malaysia Hussein Onn. Trong thời gian giữ chức, ông Razak đã áp dụng nhiều biện pháp tự do hóa kinh tế, như cắt giảm trợ cấp từ chính phủ, nới lỏng hạn chế đầu tư từ nước ngoài và giảm thiểu các biện pháp bảo hộ nội địa trong kinh doanh.

New Zealand

Lãnh đạo:

Thủ tướng Jacinda Ardern

Năm gia nhập APEC: 11/1989

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 53

Dân số:

4.831.000 người

GDP:

200,8 tỷ USD

GDP đầu người:

41.630 USD

Tốc độ tăng trưởng:

3.5%

Thủ tướng New Zealand

Jacinda Ardern

Tuổi: 37Ngày nắm quyền: 26/10/2017

Bà Jacinda Ardern là nữ thủ tướng thứ ba trong lịch sử New Zealand, lãnh đạo trẻ nhất nước này trong hơn 150 năm qua. Bà Ardern cũng là nữ lãnh đạo quốc gia trẻ nhất thế giới khi nhậm chức ở tuổi 37. Thủ tướng Ardern có quan điểm phản đối việc cắt giảm thuế cho người giàu, đồng thời ủng hộ việc trợ cấp cho người nghèo.

Philippines

Lãnh đạo:

Tổng thống Rodrigo Duterte

Năm gia nhập APEC: 11/1989

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 34

Dân số:

105.443.000 người

GDP:

321,2 tỷ USD

GDP đầu người:

3.020 USD

Tốc độ tăng trưởng:

6.6%

Tổng thống Philippines

Rodrigo Duterte

Tuổi: 72Ngày nắm quyền: 30/6/2016

Ông Rodrigo Duterte là tổng thống thứ 16 của Philippines, đồng thời là tổng thống cao tuổi nhất trong lịch sử nước này. Tổng thống Duterte từng là một trong những người giữ chức thị trưởng lâu nhất của Philippines, phục vụ trong 7 nhiệm kỳ với hơn 22 năm công tác. Ông Duterte nổi tiếng với những phát biểu cứng rắn, tuyên bố theo đuổi chính sách độc lập với nước ngoài và tách xa khỏi Mỹ, cũng như thắt chặt quan hệ với Trung Quốc và Nga.

Singapore

Lãnh đạo:

Thủ tướng Lý Hiển Long

Năm gia nhập APEC: 11/1989

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 37

Dân số:

5.607.000 người

GDP:

305,7 tỷ USD

GDP đầu người:

53.880 USD

Tốc độ tăng trưởng:

2.5%

Thủ tướng Singapore

Lý Hiển Long

Tuổi: 65Ngày nắm quyền: 12/8/2004

Ông Lý Hiển Long là thủ tướng thứ ba của Singapore, con trai cả của cựu thủ tướng Lý Quang Diệu. Thủ tướng Lý Hiển Long từng phục vụ trong quân đội Singapore giai đoạn 1971-1984, trở thành thiếu tướng trẻ nhất nước này khi được thăng chức vào tháng 7/1983. Ông rời quân đội sau đó một năm để theo đuổi sự nghiệp chính trị.

Thái Lan

Lãnh đạo:

Thủ tướng Prayut Chan-o-cha

Năm gia nhập APEC: 11/1989

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 27

Dân số:

68.863.000 người

GDP:

437,8 tỷ USD

GDP đầu người:

6.340 USD

Tốc độ tăng trưởng:

3.7%

Thủ tướng Thái Lan

Prayut Chan-o-cha

Tuổi: 63Ngày nắm quyền: 22/5/2014

Ông Prayut Chan-o-cha là cựu tư lệnh lục quân Thái Lan trong giai đoạn 2010-2014, trở thành người đứng đầu Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia sau cuộc đảo chính tháng 5/2014. Ông Prayut Chan-o-cha được quốc hội lâm thời bầu làm Thủ tướng Thái Lan sau đó ba tháng.

Mỹ

Lãnh đạo:

Tổng thống Donald Trump

Năm gia nhập APEC: 11/1989

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 1

Dân số:

325.365.000 người

GDP:

19.360 tỷ USD

GDP đầu người:

59.500 USD

Tốc độ tăng trưởng:

2.2%

Tổng thống Mỹ

Donald Trump

Tuổi: 71Ngày nắm quyền: 20/1/2017

Trước khi trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ, ông Donald Trump nổi tiếng là một doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản. Ông là con trai của Frederick Trump, một nhà đầu tư bất động sản giàu có.

Với khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, ông giành chiến thắng trước đối thủ Hillary Clinton trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Sau khi đắc cử, ông đã quyết định rút Mỹ khỏi hiệp định TPP và thể hiện quan điểm không ủng hộ chủ nghĩa đa phương.

Trung Quốc

Lãnh đạo:

Chủ tịch Tập Cận Bình

Năm gia nhập APEC: 11/1991

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 2

Dân số:

1.403.500.000 người

GDP:

11.940 tỷ USD

GDP đầu người:

8.580 USD

Tốc độ tăng trưởng:

6,8%

Chủ tịch Trung Quốc

Tập Cận Bình

Tuổi: 64Ngày nắm quyền: 15/11/2012

Ông Tập Cận Bình hiện là Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông là con trai cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân, cũng là Chủ tịch Trung Quốc đầu tiên sinh ra sau Thế chiến II. Ông Tập chủ trương phát triển Trung Quốc về mọi mặt để hiện thực hóa “giấc mơ Trung Hoa” vào năm 2050.

Hong Kong, Trung Quốc

Lãnh đạo:

Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga

Năm gia nhập APEC: 11/1991

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 33

Dân số:

7.375.000 người

GDP:

334,1 tỷ USD

GDP đầu người:

45.000 USD

Tốc độ tăng trưởng:

3,5%

Trưởng đặc khu Hong Kong

Lâm Trịnh Nguyệt Nga

Tuổi: 60Ngày nắm quyền: 1/7/2017

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo đặc khu hành chính Hong Kong sau 20 năm được trao trả cho Trung Quốc. Bà nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ Bắc Kinh trong cuộc bầu cử hồi tháng 3/2017, đồng thời thể hiện lập trường không ủng hộ nỗ lực đòi tách Hong Kong ra khỏi Trung Quốc.

Đài Bắc, Trung Quốc

Lãnh đạo:

Nhà lãnh đạo Thái Anh Văn

Năm gia nhập APEC: 11/1991

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 22

Dân số:

23.550.000 người

GDP:

571,4 tỷ USD

GDP đầu người:

24.230 USD

Tốc độ tăng trưởng:

2%

Nhà lãnh đạo Đài Loan

Thái Anh Văn

Tuổi: 61Ngày nắm quyền: 20/5/2016

Bà Thái Anh Văn là người phụ nữ đầu tiên giữ chức lãnh đạo chính quyền Đài Loan. Bà Thái là lãnh đạo đảng Dân Tiến (DPP), giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2016 trước Quốc dân đảng.

Mexico

Lãnh đạo:

Tổng thống Enrique Peña Nieto

Năm gia nhập APEC: 11/1993

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 15

Dân số:

129.163.000 người

GDP:

1.140 tỷ USD

GDP đầu người:

9.250 USD

Tốc độ tăng trưởng:

2.1%

Tổng thống Mexico

Enrique Peña Nieto

Tuổi: 51Ngày nắm quyền: 1/12/2012

Ông Enrique Peña Nieto là tổng thống thứ 57 của Mexico, đắc cử vào ngày 1/7/2012 với 39% số phiếu bầu, đưa đảng Cách mạng thể chế (PRI) trở lại nắm quyền sau 12 năm gián đoạn. Ông cam kết cải cách hoạt động của chính phủ, tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống băng đảng và tuyên bố sẽ không thỏa hiệp với tội phạm.

Papua New Guinea

Lãnh đạo:

Thủ tướng Peter O'Neill

Năm gia nhập APEC: 11/1993

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 111

Dân số:

8.085.000 người

GDP:

21,8 tỷ USD

GDP đầu người:

2.690 USD

Tốc độ tăng trưởng:

3.1%

Thủ tướng Papua New Guinea

Peter O'Neill

Tuổi: 52Ngày nắm quyền: 4/8/2012

Ông Peter O'Neill là thủ tướng thứ 7 của Papua New Guinea. Trước khi tham gia chính trị, ông là một doanh nhân thành đạt.

Chile

Lãnh đạo:

Tổng thống Michelle Bachelet

Năm gia nhập APEC: 11/1994

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 44

Dân số:

18.055.000 người

GDP:

263,2 tỷ USD

GDP đầu người:

14.310 USD

Tốc độ tăng trưởng:

1.4%

Tổng thống Chile

Michelle Bachelet

Tuổi: 66Ngày nắm quyền: 11/3/2014

Bà Michelle Bachelet trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Chile trong nhiệm kỳ 2006-2010 và tiếp tục nhiệm kỳ hai vào năm 2014. Bà Bachelet từng được Forbes xếp ở vị trí thứ 17 danh sách 100 phụ nữ quyền thế nhất thế giới năm 2006.

Peru

Lãnh đạo:

Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski

Năm gia nhập APEC: 11/1998

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 49

Dân số:

31.826.000 người

GDP:

210 tỷ USD

GDP đầu người:

6.600 USD

Tốc độ tăng trưởng:

2.7%

Tổng thống Peru

Pedro Pablo Kuczynski

Tuổi: 79Ngày nắm quyền: 28/7/2016

Ông Pedro Pablo Kuczynski Godard là tổng thống thứ 66 của Peru. Ông từng làm việc tại Mỹ trước khi tham gia chính trị ở Peru, giữ nhiều vị trí quan trọng tại Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

Nga

Lãnh đạo:

Tổng thống Vladimir Putin

Năm gia nhập APEC: 11/1998

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 12

Dân số:

144.463.000 người

GDP:

1.470 tỷ USD

GDP đầu người:

10.250 USD

Tốc độ tăng trưởng:

1.8%

Tổng thống Nga

Vladimir Putin

Tuổi: 65Ngày nắm quyền: 7/5/2012

Ông Vladimir Putin giữ chức tổng thống Nga trong giai đoạn 2000-2008, sau đó trở thành thủ tướng Nga nhiệm kỳ 2008-2012 và tái cứ cử tổng thống vào giữa năm 2012. Trong hai nhiệm kỳ đầu của ông Putin, kinh tế Nga tăng trưởng liên tục, trong đó GDP tăng tới 72%. Tổng thống Putin nhận được sự tín nhiệm cao của người dân Nga, đồng thời được coi là một trong những lãnh đạo quyền lực nhất thế giới.

Việt Nam

Lãnh đạo:

Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Năm gia nhập APEC: 11/1998

Xếp hạng nền kinh tế thế giới: 48

Dân số:

95.541.000 người

GDP:

216 tỷ USD

GDP đầu người:

2.310 USD

Tốc độ tăng trưởng:

6.3%

Chủ tịch nước Việt Nam

Trần Đại Quang

Tuổi: 61Ngày nắm quyền: 2/4/2016

Chủ tịch nước Trần Đại Quang xuất thân là tướng lĩnh công an với quân hàm Đại tướng, từng là Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2011-2016. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, từng là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ năm 2011 đến 2016. Ông là Giáo sư khoa học an ninh, Tiến sĩ Luật học. Ông Trần Đại Quang được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 2/4/2016.