Với đội sáu tàu ngầm Kilo được đưa vào biên chế, Quân chủng Hải quân có đầy đủ “5 ngôi sao biển” là không quân hải quân, tàu ngầm, hải quân đánh bộ, tên lửa bờ và tàu mặt nước.

Hải quân Việt Nam duyệt đội hình trên biển
 
 
Hải quân duyệt đội hình trên biển

Chương 1Hải quân đánh bộ - quả đấm thép

Lính Hải quân đánh bộ còn được gọi là đặc công Hải quân – lực lượng tác chiến đặc biệt tinh nhuệ. Họ đều bơi rất giỏi, trang bị trên người có thể lên đến 40kg hoặc ít hơn tùy nhiệm vụ, chiến đấu như bộ binh nhưng lại phải thành thạo kỹ thuật đánh gần cũng như cách đánh các loại mục tiêu kiên cố, độc lập tác chiến trong điều kiện chỉ huy thông tin hạn chế. Khi có chiến tranh xảy ra mà chiến trường là đảo do ta quản lý bị nước ngoài đánh chiếm thì hải quân đánh bộ phải lấy lại được đảo, không lực lượng nào có thể thay thế.

Các lữ đoàn Hải quân đánh bộ của Việt Nam được trang bị nhiều vũ khí, khí tài tân tiến.

Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 luyện tập hiệp đồng. Ảnh: Trọng Thiết

Do đặc thù nhiệm vụ, trang bị vũ khí của Hải quân đánh bộ chủ yếu là các loại súng cá nhân. Một trong những vũ khí đó là súng trường tiến công Tavor TAR-21, có khả năng khai hỏa sau quá trình dài ngâm trong nước khi hành quân.

Súng diệt tăng Matador.

Hải quân đánh bộ Việt Nam cũng được trang bị "sát thủ diệt tăng" Matador, có khả năng xuyên giáp xe tăng và phá các bức tường gạch hoặc bê tông cốt thép.

Chương 2Tàu ngầm Kilo 636 ‘hố đen đại dương’

Các tàu ngầm Kilo mà Nga đóng cho Việt Nam là loại tiên tiến, được gọi là "hố đen đại dương" bởi khả năng ẩn mình gần như hoàn hảo của nó.

Đội hình 6 tàu ngầm Kilo có số hiệu từ 182 đến 187 lần lượt mang tên Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hoá vũ khí, khí tài quân sự, nâng cao sức chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Tàu ngầm 183 - Hồ chí Minh ra khơi làm nhiệm vụ. Ảnh: Trọng Thiết
Tàu ngầm phóng tên lửa tấn công mục tiêu
 
 
Tàu ngầm phóng tên lửa tấn công mục tiêu

Chương 3Không quân Hải quân

Ngày 3/7/2013, Bộ Quốc phòng bàn giao Lữ đoàn Không quân 954 từ Quân chủng Phòng không Không quân về Quân chủng Hải quân. Lữ đoàn được giao nhiệm vụ tác chiến săn ngầm, vận tải quân sự, trinh sát, quan sát trên không, trên mặt đất, mặt nước, tìm kiếm cứu nạn trên biển, trên đất liền và cứu hộ, cứu nạn, phòng chống bão lụt.

Hiện nay, Lữ đoàn Không quân 954 đang thực thi nhiệm vụ với các loại máy bay hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á gồm trực thăng săn ngầm Ka-28, trực thăng đa năng EC-225, thủy phi cơ DHC-6 và Su30MK2.

Máy bay Ka28, Lữ đoàn 954 Không quân Hải quân làm nhiệm vụ tại đảo Song Tử Tây. Ảnh: Trọng Thiết

Ka-28 được xem là một trong những loại trực thăng săn ngầm hiện đại nhất ở khu vực Đông Nam Á. Trên máy bay được trang bị radar, sonar, phao âm để trinh sát phát hiện tàu ngầm cùng nhiều loại vũ khí như ngư lôi 400mm, bom chìm chống ngầm.

Thủy phi cơ DHC-6 huấn luyện tại Trường Sa. Ảnh: Trọng Thiết

Việt Nam đã mua chiếc 6 chiếc thủy phi cơ DHC-6 để trang bị cho hải quân, trong đó 3 chiếc được cấu hình vận chuyển khách, hàng hóa còn ba chiếc trang bị hệ thống radar hiện đại để giám sát biển.

DHC-6 ngoài khả năng cất hạ cánh trên mặt nước còn có thể cất hạ cánh đường bằng ngắn chỉ vài trăm mét. Vì vậy, DHC-6 được sử dụng nhiều cho các chuyến bay ra đảo Trường Sa Lớn.

Máy bay EC-225 chở thủ trưởng Bộ Tư lệnh Hải quân thăm, kiểm tra Trường Sa. Ảnh: Trọng Thiết

Không quân Hải quân Việt Nam còn được trang bị các trực thăng vận tải đa năng EC-225 Super Puma MkII hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. EC-225 đáp ứng tốt nhiệm vụ vận tải hàng hóa, binh sĩ, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Đặc biệt, nó được tối ưu để chuyên bay biển – nhiệm vụ số một của Không quân Hải quân Việt Nam.

Chương 4Tên lửa chống hạm - lá chắn thép không thể xuyên thủng

Hiện nay, Đoàn 681 Hải quân được trang bị Tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P và Tổ hợp rada bờ Monolit-B, trong đó Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

Đây là tổ hợp vũ khí rất mạnh, một trong những tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển tốt nhất, có khả năng cơ động cao, sử dụng tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm 3M55 "Yakhont" ("Onyx").

Sơ đồ tác chiến của hệ thống tên lửa chống tàu bastion

Tổ hợp tên lửa Bastion có khả năng tấn công mục tiêu xa đến 300 km và bảo vệ một tuyến bờ biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương lên đến 600 km.

Sơ đồ hoạt động của tên lửa chống tàu Yakhont

Một trong những đặc trưng của tên lửa chống tàu Yakhont là chương trình phần mềm nhân tạo chạy trên máy tính đầu đạn. Nó cho hiệu quả chiến đấu rất cao khi bắn loạt tên lửa. Trong trường hợp bị tấn công ồ ạt với số lượng lớn các tàu, chương trình trên đầu đạn tự chọn và đánh giá độ quan trọng của mục tiêu, lựa chọn tọa độ và phương thức tấn công. Đồng thời, chương trình cũng lựa chọn khả năng chống lại tác chiến điện tử và lựa chọn phương án tránh góc bắn của hỏa lực phòng không đối phương để tấn công tàu.

Lữ đoàn tên lửa bờ 681 Hải quân (pastion, Yakhont) huấn luyện làm chủ trang bị mới. Ảnh: Trọng Thiết

Khi tiêu diệt mục tiêu trong đội hình, các tên lửa còn lại chuyển hướng sang các mục tiêu khác, loại trừ khả năng 2 tên lửa cùng tiêu diệt một mục tiêu.

Trong điều kiện phát triển sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân, các tổ hợp tên lửa này cho phép bảo vệ vững chắc vùng biển, bờ biển của quốc gia.

Chương 5Tàu mặt nước - hộ vệ tên lửa tàng hình đa nhiệm

Sĩ quan, thủy thủ tàu Đinh Tiên Hoàng và đoàn Hải quân chào mừng Tổng thống Ấn Độ duyệt đội hình tàu quốc tế. Ảnh: Trọng Thiết

Hiện nay Hải quân Việt Nam đang sở hữu nhiều loại tàu mặt nước gồm tàu hộ vệ tên lửa, tàu pháo, tàu săn ngầm... trong đó hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 mang tên HQ011 – Đinh Tiên Hoàng và HQ012 – Lý Thái Tổ là những tàu chiến mặt nước do Nga sản xuất.

Tàu Gepard 3.9 của Việt Nam được thiết kế thực hiện các nhiệm vụ chống tàu ngầm, tàu nổi và các mục tiêu trên không của địch khi thực hiện các nhiệm vụ hộ tống tàu chiến, tàu vận tải, các đoàn tàu cơ động, tiến hành các nhiệm vụ cảnh giới biển, bảo vệ hải giới và thềm lục địa, bảo vệ các khu vực kinh tế biển và bảo vệ các khu vực biển gần.

Tàu HQ-011 chào cảng bắt đầu chuyến đi dự duyệt binh tàu quốc tế tại Ấn Độ Ảnh: Trọng Thiết

Để tăng cường khả năng cơ động và tác chiến độc lập của tàu trên biển, các nhà thiết kế đã tăng cường khả năng hải trình của tàu từ 9 ngày không phải bổ sung nhiên liêu và cơ sở vật chất lên đến 20 ngày và tầm hoạt động (với tốc độ hải trình 18 hải lý/giờ) từ 2.500 hải lý lên 3.500 hải lý.

Lễ hạ thuỷ tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 của Việt Nam
 
 
Lễ hạ thuỷ tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 của Việt Nam

Tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu thế hệ mới nhất XЗ5 3M24 Uran, tăng cường khả năng tác chiến so với các loại tàu tuần biển khác. Hệ thống sonar MGK-335EM-03 có góc quét 260 độ, phát hiện được tàu ngầm ở bán kính 10 - 12 km, thủy lôi ở cự ly 2 km và 2 thiết bị phóng ngư lôi cỡ nòng 533 mm.

Vũ khí trang bị trên tàu Đinh Tiên Hoàng

Cùng với tàu ngầm Kilo 636, máy bay chiến đấu đa năng Su30MK2 và tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont của hệ thống Bastion-P (có tầm bắn 300 km, đặt trên bờ), Gepard 3.9 sẽ giúp quân đội Việt Nam chính thức có được năng lực tiến công đa năng 3 trong 1 (trên không, dưới nước và trên mặt nước) ở khu vực biển gần, đặc biệt là việc nâng cao đáng kể khả năng chống ngầm.

Tàu hộ vệ tên lửa 012 làm nhiệm vụ tại Trường Sa. Ảnh: Trọng Thiết

Tàu tên lửa tấn công nhanh

Từ năm 2014 đến 2016, sáu chiếc tàu tên lửa Molnya do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng mới đã được bàn giao cho Hải quân, biên chế cho Lữ đoàn tàu pháo, tên lửa 167 (Vùng 2 Hải Quân, đóng tại Nhơn Trạch, Đồng Nai). Đây là tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya (lớp Tia chớp) - một trong những tàu chiến uy lực hoàn thiện về công nghệ và có tính ổn định cao nhất thế giới.

Thượng cờ trên tàu tên lửa tấn công nhanh Molnya
 
 
Thượng cờ trên tàu tên lửa tấn công nhanh Molnya
Trên mỗi tàu Molnya đều được trang bị bốn dàn phóng tên lửa Uran - E với tổng số 16 quả, cự ly bắn 130 km. Ảnh: Hoàng Trường

Tàu tên lửa Molnya được trang bị bốn dàn phóng tên lửa Uran - E với tổng số 16 tên lửa, cự ly bắn 130 km, một pháo hạm tự động AK - 176M, cự ly bắn khoảng 15 km, cao 11 km và tốc độ khoảng 120-130 viên/phút. Tàu cũng trang bị hai pháo 6 nòng tự động AK630, có tầm bắn 4-5 km, tốc độ bắn 4.000 - 5.000 viên/phút. Hệ thống pháo nhiễu phục vụ bắn tên lửa khi có mục tiêu.

Sức mạnh hỏa lực của tàu tên lửa Molnya Việt Nam
 
 
Sức mạnh hỏa lực của tàu tên lửa Molnya Việt Nam

Với sức chiến đấu cao, trang bị vũ khí hiện đại, đồng bộ, sức cơ động nhanh, tàu Molnya có thể độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch của Quân chủng để bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

Tàu 377 (M1, M2) Hải quân bắn đạn thật trên biển. Ảnh: Duy Khánh

Trong 6 chiếc tàu tên lửa do Tổng công ty Ba Son đóng thì cặp tàu M5 và M6 là hiện đại nhất. Với lượng choán nước toàn tải 490 tấn và độ sâu mớm nước 2,56 m, tàu có tính năng đi biển rất cao, đảm bảo hiệu quả sử dụng vũ khí trên tàu khi sóng biển ở cấp 5-8. Để tự bảo vệ trước các đòn tấn công trên không và ngư lôi, tàu được trang bị hai ống phóng mồi bẫy kiểu PK-10, một giá phóng tên lửa đối không tầm thấp Igla (12 quả). Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ tuần tiễu là từ 3.000 đến 4.400 km.

Các lực lượng Hải quân Việt Nam duyệt binh
 
 
Các lực lượng Hải quân Việt Nam duyệt binh
Hoàng Thùy
Đồ họa: Tiến Thành