Có rất nhiều con đường kẹt không phải vì nó nhỏ, mà vì ai cũng muốn bon chen đi trước:
1. Xe máy rẽ trái nhưng đi lên lề để lao lên cho nhanh, chặn đầu ngã tư, các phương tiện đi thẳng và rẽ phải phải nhường cho họ, sao đi nhanh và thông thoáng được. Quy tắc quan trọng về luật nhường đường: cao nhất là rẽ phải, sau đó là tới đi thẳng, cuối cùng rẽ trái, người biết đã ít, người biết mà tuân theo lại càng ít hơn.
2. Đường hai chiều có một chiều kẹt, các xe sẽ lấn làn sang chiều ngược lại, biến con đường trở thành một chiều.
3. Ở các khu gần bệnh viện, thường có cầu vượt để người đi bộ đi cho nhanh, nhưng không, họ lao xuống đường, cắt dòng phương tiện, đâu đó có những chiếc áo blouse trắng nữa, liệu có tắc không?
>> Tài xế Hyundai 'trả thù' Mazda và cơn ức chế giao thông trên đường Việt
Khi mà cả người đi bộ, người đi xe máy và người đi ô tô đều phá luật vì nghĩ rằng điều đó làm họ nhanh hơn, thực tế nó làm họ chậm hơn, tạo ra những điểm đen giao thông, rồi họ quay ra trách móc nhau, họ đòi hạn chế phương tiện. Nhưng không thể, nhu cầu đi lại luôn có và sẽ tăng cao, dù thuế có cao, nó chỉ làm giảm chất lượng các phương tiện đang lưu thông. Xứ người họ đi ôtô, ta chen chúc trong chiếc xe hai bánh, hay một chiếc ôtô chật hẹp và kém an toàn hơn. Cái cần quan tâm, cần sửa chữa là ý thức cộng đồng. Chậm lại, nhường nhịn, sẽ về nhà nhanh hơn.
>> Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.