Hiện, Châu Thành được sử dụng để đặt tên cho 11 huyện ở các tỉnh An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang (có huyện Châu Thành và Châu Thành A), Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Tây Ninh.
Từ Châu Thành được sử dụng khá nhiều làm địa danh ở miền Nam. Trong lịch sử, "châu thành" là danh từ chung để gọi lỵ sở hay thủ phủ của tỉnh.
Theo bài viết "Địa danh Châu Thành" đăng trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (số 3/2009), sau khi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, tháng 6/1867, Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam Kỳ ra 24 hạt tham biện.
Lỵ sở của hạt gọi là châu thành, có chức năng như một trung tâm hành chính của hạt. Tỉnh Sài Gòn có các châu thành Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần Giuộc...; tỉnh Mỹ Tho có các châu thành Mỹ Tho, Chợ Gạo, Cần Lố, Cai Lậy.
Từ năm 1912, địa danh Châu Thành chính thức được đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận ở Nam Kỳ. Ở hàng chục tỉnh như Mỹ Tho, Cần Thơ, Sa Đéc, Sóc Trăng... đều có quận Châu Thành.
Trong văn học dân gian Nam Bộ có nhiều câu có từ "châu thành", mặc dù trong văn bản được viết hoa, nhưng được hiểu như một danh từ chung, chỉ nơi phố xá đông đúc, văn minh.
![Thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Báo Tây Ninh](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2021/12/18/chau-thanh-5279-1639816044.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=b-a6TRmLGjxr6rVVkBL1GA)
Thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Báo Tây Ninh
Trong khi đó, Chợ Mới là tên hai huyện ở tỉnh An Giang và Bắc Kạn; Phong Điền là tên của hai huyện ở TP Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở Trà Vinh, một huyện và một thị xã đều có tên là Duyên Hải.
Câu 4: Trong số các huyện, có bao nhiêu huyện đảo?