Theo Financial Times, hãng smartphone Trung Quốc bắt buộc phải đẩy nhanh quá trình nghiên cứu do các lệnh trừng phạt từ Mỹ ngày càng siết chặt. Tuy nhiên, do không có nhiều kinh nghiệm trong việc tự sản xuất từ đầu vi xử lý, nhà máy sẽ được điều hành bởi trung tâm R&D IC Thượng Hải - công ty nghiên cứu được chính quyền thành phố hậu thuẫn, theo Bloomberg.
Ban đầu, Huawei sẽ sản xuất các chip xử lý dựa trên tiến trình 45 nm ở phân khúc giá rẻ. Hãng dự kiến sẽ làm được chip 28 nm trên các thiết bị IoT vào cuối 2021 trước khi xuất xưởng chip 20 nm trên các thiết bị viễn thông 5G vào cuối năm 2022.
Huawei thành lập HiSilicon cách đây 16 năm với mục tiêu nghiên cứu và phát triển vi xử lý thông minh, trong đó có dòng Kirin cho smartphone cao cấp. Tuy nhiên, tương tự Apple, họ không trực tiếp sản xuất mà đặt hàng các công xưởng, như TSMC của Đài Loan. Vấn đề là các nhà máy như TSMC phải phụ thuộc vào công nghệ, phần mềm và trang biết bị của Mỹ mới có thể sản xuất được shipset.
Tự phát triển chip là chiến lược hàng đầu của Huawei vài năm trở lại đây để giúp họ đứng vững trên thị trường smartphone và các thiết bị phần cứng khác. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt của Mỹ khiến công ty không kịp trở tay vào năm ngoái. Hầu hét các bằng sáng chế lõi để tạo ra chip xử lý đều là công nghệ thuộc Mỹ.
Huawei vẫn đang sử dụng chip của MediaTek cho các mẫu điện thoại tầm trung và giá rẻ. Hãng cũng đang tính đến việc đặt hàng chip của Samsung và MediaTek để thay thế Kirin trên dòng cao cấp. Tuy nhiên, các bên cũng đang đánh giá xem liệu họ có đủ nguồn lực để đáp ứng được đơn hàng đầy tham vọng của Huawei hay không.
Do không còn đủ linh kiện để lắp ráp chip xử lý cho các dòng máy cao cấp, Mate 40 Pro được cho là smartphone cuối cùng của Huawei dùng chip Kirin.