Theo đại diện HPE, hiện nay mô hình ảo hóa là xu hướng mới cho các doanh nghiệp nhờ hiệu năng và tính linh động, dễ thích nghi trong thời đại số, nhất là sau những khó khăn do Covid-19 để lại. Tuy nhiên, các chuyên gia phụ trách hạ tầng ảo đang gặp nhiều thách thức bởi sự phát triển mạnh mẽ của số hóa đã sản sinh ra lượng dữ liệu khổng lồ, tạo áp lực cho hệ thống lưu trữ truyền thống.
Để đảm bảo cho cho sự phát triển trong trung và ngắn hạn, xu hướng xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ sẽ phát triển theo định hưởng cụ thể. Trong giai đoạn trước năm 2023, 20% khách hàng sẽ sử dụng hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) cho các công cụ quản trị và kết nối tủ đĩa với các hệ thống sao lưu và dự phòng. Đến trước năm 2025, số khách hàng trên sẽ bắt đầu sử dụng NVMe-oF thay cho các giao thức hiện nay như FC, iSCSI. Cũng trong giai đoạn này, 50% khách hàng sẽ chuyển đổi sang mô hình đầu tư dạng OPEX (chi phí hoạt động thường xuyên) thay vì CAPEX (chi phí đầu tư).
Đại diện HPE nhìn nhận định hướng trên sẽ giúp doanh nghiệp bước đầu đối phó với thách thức dữ liệu đang ngày càng mở rộng. Việc doanh nghiệp cần làm là lựa chọn công nghệ lưu trữ đảm bảo tốc độ và sức mạnh cho quá trình phát triển bền vững.
"Dù vậy, việc đầu tư hệ thống hạ tầng để đáp ứng nhu cầu phát triển trong năm 2020 còn khá nhỏ giọt. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang thận trọng tìm kiếm một thương hiệu uy tín đáp ứng xu hướng phát triển với chi phí hợp lý", đại diện HPE chia sẻ.
Theo báo cáo của Gartner vào năm 2020, một trong những sản phẩm lưu trữ phổ biến được doanh nghiệp lựa chọn là HPE Primera và Nimble. Các sản phẩm này hỗ trợ đầy đủ các công nghệ mới như NVMe, ứng dụng AI trong quản trị và tính sẵn sàng cao.
HPE Nimble Storage dHCI có khả năng khắc phục một số yếu điểm mà hạ tầng HCI hiện nay chưa xử lý, phù hợp phân khúc khách hàng doanh nghiệp cỡ vừa, muốn có một hệ thống lưu trữ vừa có hiệu năng cao vừa dễ quản trị. Với các khách hàng ở phân khúc cao, HPE Nimble được thiết kế ở lớp một hoặc lớp 2 (Tier 1, 2).
Hệ thống cũng hỗ trợ NVMe và công cụ quản trị sử dụng trí tuệ nhân tạo (InfoSight) để tự dò lỗi, tự khắc phục và tự tối ưu. Từ đó, sản phẩm này giảm khả năng lỗi của hệ thống và tiết kiệm thời gian cho quản trị viên. Với InfoSight, không những các tủ đĩa mà các thiết bị khác trong hạ tầng cũng được quản trị như máy chủ và ảo hóa.
HPE Nimble dHCl có khả năng hoạt động theo yêu cầu với trí thông minh tự động hóa dựa trên chính sách để quản lý tập trung vào máy áo. Ngoài ra, sản phẩm này sở hữu năng lực phục hồi tuyệt đối, có khả năng sẵn sàng 99,9% với tốc độ tối đa và độ trễ dưới mili giây, giúp các ứng dụng luôn hoạt động.
Hệ thống này còn tiết kiệm chi phí đầu tư bằng cách sử dụng lại các máy chủ hiện có của doanh nghiệp và cho phép các hệ thống ngoài HCI có thể kết nối với phần hệ thống của mình, khắc phục điểm yếu của các hệ thống HCI hiện tại. Trong năm 2021, HPE sẽ đưa vào thử nghiệm mô hình bán hàng theo dạng OPEX (tên thương mại là Greenlake), giúp khách hàng không cần đầu tư hết dung lượng tủ đĩa ngay ban đầu, mà sẽ "dùng đến đâu - trả tiền đến đó", như các dịch vụ đám mây đang phổ biến hiện nay.
Tất Đạt