Theo Artron, tại phiên đấu giá do hãng Sungari tổ chức ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 1/7, bức "Ảnh" của Hà Phan được gõ búa ở mức 690.000 nhân dân tệ (2,2 tỷ đồng). Đây là một trong tác phẩm nổi tiếng nhất của bậc thầy nhiếp ảnh Hong Kong.
Hà Phan (Fan Ho, 1931-2016) sinh ở Thượng Hải, tới Hong Kong định cư từ năm 18 tuổi, tự mày mò về máy ảnh, tráng rửa phim, sau đó thực hiện nhiều tác phẩm chủ đề đường phố. Từ năm 1952, ông bắt đầu tổ chức triển lãm cá nhân, năm 1958, nghệ sĩ lần đầu được Hiệp hội Nhiếp ảnh Mỹ xếp vào danh sách 10 nhiếp ảnh gia xuất sắc thế giới.
Theo Artron, tại phiên đấu giá do hãng Sungari tổ chức ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 1/7, bức "Ảnh" của Hà Phan được gõ búa ở mức 690.000 nhân dân tệ (2,2 tỷ đồng). Đây là một trong tác phẩm nổi tiếng nhất của bậc thầy nhiếp ảnh Hong Kong.
Hà Phan (Fan Ho, 1931-2016) sinh ở Thượng Hải, tới Hong Kong định cư từ năm 18 tuổi, tự mày mò về máy ảnh, tráng rửa phim, sau đó thực hiện nhiều tác phẩm chủ đề đường phố. Từ năm 1952, ông bắt đầu tổ chức triển lãm cá nhân, năm 1958, nghệ sĩ lần đầu được Hiệp hội Nhiếp ảnh Mỹ xếp vào danh sách 10 nhiếp ảnh gia xuất sắc thế giới.
Bức "Ảnh", sáng tác năm 1954.
Ngoài chụp ảnh, Hà Phan còn là diễn viên, đạo diễn. Ông đóng 20 tác phẩm, đạo diễn khoảng 30 phim. Nghệ sĩ từng bốn lần đóng Đường Tăng ở các tác phẩm Tây du ký 1965, Thiết phiến công chúa 1966, Động Bàn Tơ 1967, Nữ Nhi Quốc 1968. Từ thập niên 1980, ông ngừng đóng phim, đạo diễn, chuyên tâm lĩnh vực nhiếp ảnh.
Bức "Ảnh", sáng tác năm 1954.
Ngoài chụp ảnh, Hà Phan còn là diễn viên, đạo diễn. Ông đóng 20 tác phẩm, đạo diễn khoảng 30 phim. Nghệ sĩ từng bốn lần đóng Đường Tăng ở các tác phẩm Tây du ký 1965, Thiết phiến công chúa 1966, Động Bàn Tơ 1967, Nữ Nhi Quốc 1968. Từ thập niên 1980, ông ngừng đóng phim, đạo diễn, chuyên tâm lĩnh vực nhiếp ảnh.
Hà Phan đóng Đường Tăng trong "Nữ Nhi Quốc" 1968. Video: Shaoshi
Bức "Quét dọn" (1950) lập kỷ lục tác phẩm đắt nhất của Hà Phan, được mua với giá 1,150 triệu nhân dân tệ (hơn 3,7 tỷ đồng).
Bức "Quét dọn" (1950) lập kỷ lục tác phẩm đắt nhất của Hà Phan, được mua với giá 1,150 triệu nhân dân tệ (hơn 3,7 tỷ đồng).
Bức "Sân khấu cuộc đời" (1954), trị giá 575.000 nhân dân tệ (1,9 tỷ đồng).
Hà Phan được coi là nhất đại tông sư của nhiếp ảnh đường phố Hong Kong. Người trẻ có thể tìm ảnh của ông để hiểu "chân dung thành phố" thập niên 1950, 1960.
Theo Mplus, hồi nhỏ Hà Phan mắc bệnh đau đầu mãn tính, thường phải nghỉ ngơi khi đang học, đọc sách. Được cha khích lệ, Hà Phan ra ngoài thay đổi không khí, đi dạo, dùng máy ảnh ghi lại những điều trông thấy.
Hà Phan được coi là nhất đại tông sư của nhiếp ảnh đường phố Hong Kong. Người trẻ có thể tìm ảnh của ông để hiểu "chân dung thành phố" thập niên 1950, 1960.
Theo Mplus, hồi nhỏ Hà Phan mắc bệnh đau đầu mãn tính, thường phải nghỉ ngơi khi đang học, đọc sách. Được cha khích lệ, Hà Phan ra ngoài thay đổi không khí, đi dạo, dùng máy ảnh ghi lại những điều trông thấy.
Bức "Xong việc rồi", 1957.
Hà Phan không qua trường lớp đào tạo nhiếp ảnh, ông tự mày mò tìm hiểu về quang học, hóa học, vật lý, nguyên lý hoạt động của máy móc để áp dụng khi chụp hình.
Bức "Xong việc rồi", 1957.
Hà Phan không qua trường lớp đào tạo nhiếp ảnh, ông tự mày mò tìm hiểu về quang học, hóa học, vật lý, nguyên lý hoạt động của máy móc để áp dụng khi chụp hình.
Bức "Dòng người đi chợ", năm 1963.
Hà Phan từng sống ở khu dân cư Mid-Levels. Ông nói: "Thời tôi sống chưa có tàu điện ngầm, tôi vác máy ảnh, đi đường núi xuống phố, thấy những con đường dài hẹp, làn sương mờ, những con người nhỏ bé, những người ở tầng lớp yếu thế. Tôi nghĩ tinh thần Hong Kong ở họ là điều làm tôi khó quên nhất".
Bức "Dòng người đi chợ", năm 1963.
Hà Phan từng sống ở khu dân cư Mid-Levels. Ông nói: "Thời tôi sống chưa có tàu điện ngầm, tôi vác máy ảnh, đi đường núi xuống phố, thấy những con đường dài hẹp, làn sương mờ, những con người nhỏ bé, những người ở tầng lớp yếu thế. Tôi nghĩ tinh thần Hong Kong ở họ là điều làm tôi khó quên nhất".
Bức "Đồng lộ", 1960. Nghệ sĩ chụp hình theo trực giác, ông cho rằng những bức ảnh ra đời từ rung động của nghệ sĩ mới có thể lay động người xem, có linh hồn và sức sống.
Bức "Đồng lộ", 1960. Nghệ sĩ chụp hình theo trực giác, ông cho rằng những bức ảnh ra đời từ rung động của nghệ sĩ mới có thể lay động người xem, có linh hồn và sức sống.
Bức "Đường phố", 1956. Hà Phan chụp cả ảnh màu và đen trắng nhưng thiên về đen trắng hơn. Nghệ sĩ nói: "Tôi nhận ra màu sắc không thích hợp thế giới của tôi lắm, đen - trắng cho tôi một khoảng cách". Theo Hà Phan, ảnh đen trắng làm người xem thoát khỏi thực tại, tạo không gian tưởng tượng.
Bức "Đường phố", 1956. Hà Phan chụp cả ảnh màu và đen trắng nhưng thiên về đen trắng hơn. Nghệ sĩ nói: "Tôi nhận ra màu sắc không thích hợp thế giới của tôi lắm, đen - trắng cho tôi một khoảng cách". Theo Hà Phan, ảnh đen trắng làm người xem thoát khỏi thực tại, tạo không gian tưởng tượng.
Nghinh Xuân
Ảnh: Mplus