-
Lễ thượng cờ đã diễn ra sáng nay ở quảng trường Hoa dương tử kinh, biểu tượng của đặc khu Hong Kong, với sự tham gia của 2.400 người. Tại sự kiện, phi cơ biểu diễn và diễu hành trên biển.
Sau lễ thượng cờ, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ dự lễ kỷ niệm 20 năm ngày Hong Kong về với Trung Quốc và lễ nhậm chức chính quyền đặc khu Hong Kong khóa thứ V tổ chức ở Trung tâm Hội nghị triển lãm Hong Kong. Sự kiện có sự tham gia của 2.000 quan khách, bao gồm các quan chức Hong Kong, Trung Quốc đại lục, lãnh sự quán, người nổi tiếng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm đầu tiên tới Hong Kong kể từ khi nắm quyền năm 2013, nhân kỷ niệm 20 năm Anh trao trả thành phố cho Trung Quốc. Hôm qua, ông chỉ huy cuộc duyệt binh với hơn 3.000 quân tham gia tại doanh trại Shek Kong, khu vực Tân Giới, Hong Kong. Đây là cuộc duyệt binh lớn nhất tại thành phố trong 20 năm qua.
-
Lễ thượng cờ tại quảng trường Hoa dương tử kinh
Lá cờ Trung Quốc và Hong Kong được kéo lên nhân dịp lễ kỷ niệm 20 năm Anh trao trả thành phố về Trung Quốc. Bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), trưởng đặc khu sắp nhậm chức, là một trong số các chức sắc có mặt tại buổi lễ ngoài trời tại trung tâm hội nghị ngay cạnh bến cảng.
Bà Lam sẽ là nữ lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử Hong Kong. Bà được bầu làm trưởng đặc khu với 777 trong số 1.194 phiếu bầu.
Sau khi quốc ca Trung Quốc và bài hát chính thức của Hong Kong vang lên, một đội tàu cứu hoả đi qua, phun nước từ vòi rồng.
Lá cờ Trung Quốc và Hong Kong được kéo lên tại lễ thượng cờ ở quảng rường Hoa Dương tử kinh. Ảnh: AFP.
Tung Chee-hwa (thứ hai, từ trái sang), trưởng đặc khu Hong Kong từ 1997 - 2005, Carrie Lam (thứ ba, từ trái sang), người sắp nhậm chức trưởng đặc khu, và Leung Chun-ying (thứ 5, từ trái sang), trưởng đặc khu Hong Kong sắp mãn nhiệm dự lễ thượng cờ. Ảnh: AFP.
Lễ thượng cờ diễn ra sáng nay. Ảnh: AFP.
Người lính thượng cờ Trung Quốc trong ngày Anh trao trả Hong Kong
Cai Chengwen phải kìm nén sự xúc động khi quốc kỳ Trung Quốc được kéo lên cột cờ tại trụ sở quân đội Anh ở Hong Kong.
-
Trực thăng mang cờ Hong Kong, Trung Quốc
Hai trực thăng mang cờ Hong Kong và Trung Quốc bay trong lễ thượng cờ tại Quảng trường Hoa Dương tử kinh. Ảnh: Reuters
Bà Carrie Lam, người sắp nhậm chức trưởng đặc khu, vẫy tay tại lễ thượng cờ. Ảnh: Reuters.
-
Thủ lĩnh biểu tình Joshua Wong bị bắt
Joshua Wong, nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, bị bắt trong cuộc biểu tình sáng nay ở Hong Kong. Ảnh: Reuters.
Avery Ng, một nhà hoạt động cũng bị bắt sáng nay trong cuộc biểu tình. Ảnh: Reuters.
-
Bà Carrie Lam trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của Hong Kong
Bà Lam, trong bộ váy xường xám màu hồng và áo khoác dài, thề ủng hộ luật cơ bản và trung thành với đất nước.
Bà Carrie Lam trong buổi lễ nhậm chức trưởng đặc khu hành chính Hong Kong. Ảnh: HK01.
Các lãnh đạo Hong Kong tuyên thệ trước sự chứng kiến của bà Carrie Lam. Ảnh: Hong Kong Free Press.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Carrie Lam sau khi bà kết thúc tuyên thệ. Ảnh: Reuters.
Hong Kong có nữ lãnh đạo đầu tiên
Bà Carrie Lam được ủy ban bầu cử chọn làm trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của thành phố này.
-
Bà Carrie Lam tuyên thệ nhậm chức
-
Bà Carrie Lam phát biểu
"Chúng tôi sẽ cho thanh niên nhiều cơ hội phát triển hơn, nhiều cơ hội tham gia chính quyền hơn", bà Lam cho biết. Bà Lam tuyên bố, sẽ trừng phạt những hành vi công kích chủ quyền quốc gia theo luật pháp, đồng thời khiến nền kinh tế Hong Kong ngày một rực rỡ hơn.
Bà Lam hy vọng thông qua cách điều hành lãnh đạo kiểu mới, bà sẽ khôi phục sự tín nhiệm của người dân Hong Kong với chính quyền, nhấn mạnh xã hội phải yêu thương đoàn kết.
-
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu sau lễ nhậm chức của bà Carrie Lam. Ảnh: Xinhua.
Ông Tập ca ngợi phát kiến "Một quốc gia, hai chế độ", nói rằng chính sách này đã thúc đẩy hòa bình, đóng góp cho nền dân chủ thế giới.
"Vấn đề chủ quyền không dễ thảo luận", ông Tập nhận xét. "Sau khi Hong Kong về với Trung Quốc, chúng ta cần phải kiên định bảo vệ chủ quyền đất nước, tuân thủ nguyên tắc một quốc gia, bất kỳ hành động nào khiêu khích quyền lực của trung ương, quyền lực của chính quyền Hong Kong, đều không được cho phép".
Ông Tập nói chính sách 'một đất nước' gặp thách thức ở Hong Kong
Chủ tịch Trung Quốc cho rằng có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách "một đất nước, hai chế độ" ở Hong Kong.
-
Ông Tập hứa sẽ tạo cơ hội cho người Hong Kong tới đại lục phát triển.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.
"Chính quyền trung ương sẽ không ngừng hỗ trợ Hong Kong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, hỗ trợ Hong Kong trong quá trình thực hiện 'Vành đai, con đường'", ông Tập nói. "Đồng thời, chính quyền trung ương sẽ nghiên cứu hỗ trợ, tạo nhiều cơ hội hơn những người dân Hong Kong muốn tới đại lục phát triển".
Cuối cùng, ông Tập hy vọng dưới sự hỗ trợ của nhân dân đại lục, của chính quyền trung ương, và kinh nghiệm tích lũy qua 20 năm của chính quyền Hong Kong, "một quốc gia, hai chế độ" sẽ bước sang trang mới, khiến Hong Kong ngày một huy hoàng hơn.
-
Ông Tập thị sát công trình cầu sau lễ nhậm chức của trưởng đặc khu
Sau lễ kỷ niệm và lễ nhậm chức trưởng đặc khu Carrie Lam, ông Tập tới công trình cầu nối giữa Hong Kong, Macau và Zhuhai, trước khi về Bắc Kinh, theo SCMP. Ông sẽ rời đi vài giờ trước khi lễ diễu hành thường niên vào ngày 1/7 bắt đầu lúc 15h hôm nay.
Hong Kong xưa và nay
Nhiều tòa nhà chọc trời và bến cảng mọc lên tại Hong Kong so với hơn 50 năm trước.