Honda vừa công bố mẫu xe Legend trong một sự kiện báo chí trực tuyến cách đây vài ngày. Yoichi Sugimoto, người giám sát công nghệ hỗ trợ lái xe tại Honda R&D nói với các phóng viên: "hầu hết các vụ tai nạn đều liên quan đến lỗi của con người, và việc lái xe sẽ thú vị hơn nếu chúng ta có thể giảm thiểu sự mệt mỏi và căng thẳng của người lái". Ông nói thêm: "Chúng tôi hướng tới việc giảm gánh nặng khi lái xe. Chúng tôi đang bước vào một giai đoạn mới của Honda Sensing".
Hệ thống "Traffic Jam Pilot" của Honda đánh giá có thể tự hành ở cấp độ 3, được Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản phê duyệt vào tháng 11 năm ngoái. Hệ thống có thể giảm áp lực của người lái xe trong tình trạng giao thông tắc nghẽn trên cao tốc khi di chuyển chậm hơn 50 km/h.
Hệ thống tự động tăng tốc, phanh và lái trong khi giám sát môi trường xung quanh xe, đồng thời sử dụng dữ liệu từ bản đồ có độ nét cao và cảm biến bên ngoài.
Trong khi đó, người lái xe có thể tận hưởng hệ thống thông tin giải trí của xe bằng màn hình định vị nhưng phải đáp ứng yêu cầu của hệ thống khi xe tăng tốc trở lại sau khi giảm bớt tắc đường.
"Người lái xe và hệ thống sẽ chia sẻ nhiệm vụ lái xe", Sugimoto nói. Traffic Jam Pilot là "bước đầu tiên và chúng tôi muốn đánh giá mức độ hoan nghênh của việc lái xe tự động tại thị trường Nhật Bản".
Honda đang thực hiện thận trọng để giới thiệu chức năng tiên tiến này. Chỉ có 100 chiếc được sản xuất dưới dạng bán và cho thuê lại, mức giá vào khoảng 102.000 USD mỗi chiếc.
Honda cho biết họ đã mô phỏng khoảng 10 triệu tình huống có thể xảy ra và tiến hành lái thử trên đường cao tốc khoảng 1,3 triệu km để phát triển chiếc xe. Đồng thời đặt giới hạn tốc độ thấp hơn nhiều so với 60 km/h theo quy định.
Sugimoto nói, công nghệ cấp độ 3 "chắc chắn sẽ cần thiết trong tương lai". Ông hy vọng sẽ được sử dụng "trong một hoặc hai thập kỷ sắp tới", và có thể trở thành một trong những mẫu xe bán chạy nhất của Honda.
Xe cũng cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ lái xe cấp độ 2 khác nhau, ví dụ như chế độ rảnh tay khi bám theo xe phía trước ở cùng làn hoặc chuyển làn. Legend cũng được trang bị hệ thống dừng khẩn cấp, giúp giảm tốc và dừng xe ở nơi an toàn nếu người lái không phản ứng với yêu cầu của hệ thống.
Cao hơn là hệ thống tự lái cấp 4, được thử nghiệm chủ yếu bởi Waymo của Alphabet và Baidu của Trung Quốc. Về lý thuyết, ở cấp độ 4 sẽ không cần người lái.
Ngoài ra, Mercedes cũng chuẩn bị ra mắt một mẫu xe có khả năng tự lái cấp độ 3 vào cuối năm nay, khiến thị trường xe tự lái có thể sẽ nóng lên.
Trước đó, Audi cũng ra mắt công nghệ tự lái cấp độ 3 trên chiếc A8 vào năm 2017, nhưng những rào cản về quy định khiến công nghệ không được giới thiệu rộng rãi.
Seiji Sugiura, nhà phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu Tokai Tokyo, cho biết Legend mới đánh dấu tầm nhìn xa trông rộng về công nghệ của Honda.
Ông nói thêm: "Có một sự khác biệt lớn giữa cấp độ 2 và 3, liên quan đến câu hỏi ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi xảy ra tai nạn: hệ thống hay người lái. Mặc dù ông thừa nhận rằng còn quá sớm để đánh giá liệu các công ty khác có theo sau hay không. Honda tin rằng tầm quan trọng của việc trở thành người dẫn đầu".
Takaki Nakanishi, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Nakanishi, cho biết Honda khởi động một thị trường mới cho việc lái xe tự động là rất có ý nghĩa đối với Honda, các cảm biến trên ôtô có giá hàng triệu Yên.
"Nếu tài xế giúp giám sát việc lái xe (trên công nghệ cấp độ 2), các chức năng hỗ trợ lái xe có thể được cung cấp với giá rẻ hơn nhiều", Nakanishi nói ."Các tính năng hạn chế của cấp ba "trừ" có thể không đáng giá nếu chúng ta so sánh với cấp hai "cộng" mà chúng ta có ở hiện tại."
Minh Quân (theo Nikkei)