Từ năm 2020, người đái tháo đường biết đến giải pháp "Sống khỏe cùng đái tháo đường" qua sự kiện "Nâng cao kiến thức vì cộng đồng đái tháo đường khỏe mạnh" tổ chức ở các bệnh viện lớn trên toàn quốc. Chương trình có các bài học, hướng dẫn dễ hiểu giúp cải thiện các chỉ số đường huyết ở mức ổn định hơn.
Chương trình do đội ngũ gồm các bác sĩ nội tiết, bác sĩ dinh dưỡng, huấn luyện viên sức khỏe và chuyên gia tâm lý của DiaB, một công ty công nghệ y tế, chuyên cung cấp các giải pháp hỗ trợ người bệnh tiểu đường xây dựng và triển khai, dựa trên Chương trình Giáo dục và Hỗ trợ tự quản lý đái tháo đường (DSMES) từ Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ.
Sau hơn ba năm, chương trình được triển khai tại hơn 20 bệnh viện tại TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ... Có hơn 2.000 người đã tham gia và đều ghi nhận kết quả tích cực.
Ngoài ra, năm 2022 và 2023, chương trình "Sống khỏe cùng đái tháo đường" được chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học tại ba bệnh viện công và tư lớn tại ba khu vực là Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Đồng bằng sông Cửu Long), Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM) và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (Nam Trung Bộ).
Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, sau ba tháng, những bệnh nhân tham gia giảm được chỉ số đường đói và giảm trung bình 0,7% HbA1c (mức ban đầu 7,7%). Đồng thời, cân nặng cũng giảm trung bình 0,78 kg và mỡ máu cải thiện đáng kể.
Kết quả tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cũng cho thấy cải thiện đáng kể, HbA1c của bệnh nhân giảm 0,7% (mức ban đầu 8%), cân nặng giảm 1,2kg và giảm chỉ số mỡ máu.
Nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cũng mang lại kết quả tích cực với mức giảm HbA1c tới 1,57% (mức ban đầu 8,94%). Đồng thời, cân nặng, vòng eo và đường huyết đói cũng giảm đáng kể.
Bác sĩ chuyên khoa hai Thạch Thị Phola, Trưởng khoa Nội tiết, chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu khoa học bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết, bệnh nhân đái tháo đường tham gia nghiên cứu ghi nhận kết quả rất tốt.
"Có trường hợp sau ba tháng, người bệnh đã giảm HbA1c từ 11% xuống còn 7,6%, một kết quả mà nếu không thay đổi lối sống thì rất khó đạt được", bác sĩ Phola cho biết. Để làm điều đó, người bệnh không chỉ cần bác sĩ mà còn cần sự đồng hành của các chuyên gia, huấn luyện sức khỏe và người thân.
Một trong những trường hợp kể trên là ông Nguyễn Thuần Nhiên (62 tuổi, Cần Thơ), hơn 20 năm sống cùng đái tháo đường, HbA1c luôn trên mức 7,5%, có khi 10%. Sau ba tháng tham gia, HbA1c giảm còn 6,7%. Ngoài đái tháo đường, ông Nhiên còn có bệnh mỡ máu, men gan cao và thừa axit uric, các chỉ số này sau khi tham gia chương trình đều giảm xuống rất rõ. "Tham gia chương trình, tôi còn học hỏi được cách thiền và thở, giúp tinh thần thoải mái, ngủ sâu hơn nên sức khỏe ổn định hơn nhiều", ông Nhiên cho biết.
Theo bác sĩ Phola, chương trình "Sống khỏe cùng đái tháo đường" là một giải pháp toàn diện cho người đái tháo đường. Với phương pháp hướng dẫn trực tuyến, chương trình giúp bệnh nhân trên cả nước dễ dàng tiếp cận. Những bài học, hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia được thiết kế dạng video ngắn dễ hiểu, bệnh nhân lớn tuổi có thể làm theo. Những việc vốn rất khó khăn như: ghi nhớ chỉ số, đong đếm lượng bột đường trong bữa ăn... đã dễ dàng hơn với ứng dụng điện thoại.
Ông Lương Trần Hoàng Nhật, Giám đốc Công ty DiaB cũng cho biết, trong quá trình triển khai chương trình, đơn vị nhận thấy người bệnh có nhiều rào cản như thiếu hụt kiến thức, thiếu người đồng hành và chưa đủ động lực để thay đổi, dẫn tới việc kiểm soát bệnh chưa hiệu quả.
"Đó là lý do chúng tôi thực hiện hàng trăm sự kiện với mục tiêu nâng cao ý thức phòng bệnh và kiến thức quản lý bệnh cho người đái tháo đường", ông Nhật chia sẻ.
DiaB đang tiếp tục triển khai Trung tâm Giáo dục và Hỗ trợ người đái tháo đường tại các bệnh viện để đồng hành cùng cộng đồng đái tháo đường Việt Nam. Trung tâm đầu tiên đã được khai trương tại Bệnh viện Đồng Nai 2 vào ngày 9/5.
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2023, Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người mắc bệnh tiểu đường, với tỷ lệ biến chứng đến 55%, chủ yếu biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh và thận. Nguyên nhân do đa số người bệnh chưa có kiến thức đủ để chăm sóc bệnh như chưa tuân thủ phác đồ điều trị, chế độ ăn uống và vận động chưa phù hợp.
Đặc biệt, thay đổi lối sống là giải pháp đã được Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể giúp kiểm soát hai chỉ số quan trọng là HbA1c (chỉ số phản ánh tình trạng kiểm soát đường trong ba tháng) và cân nặng, tuy nhiên chưa được người bệnh quan tâm đúng mức.
Thế Đan
DiaB mang đến hệ sinh thái toàn diện giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường gồm:
- Chương trình hướng dẫn thay đổi lối sống toàn diện: dành cho người mắc đái tháo đường tuýp 2, tiền đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ.
- Ứng dụng kiểm soát đái tháo đường: cung cấp kiến thức quản lý sức khỏe đái tháo đường toàn diện.
- Trung tâm tư vấn và hỗ trợ người bệnh đái tháo đường: đồng hành cùng các bác sĩ, chuyên gia đái tháo đường và huấn luyện viên sức khỏe.
Bệnh nhân muốn được tư vấn về chương trình, liên hệ: 0931 888 832
Tìm hiểu thêm tại website