Sáng 2/2, UBND xã Gio Hòa (huyện Gio Linh, Quảng Trị) tổ chức hội thi chẻ đá với 6 đội tham dự, trong đó 5 đội đến từ các thôn và một đội là công chức UBND xã.
Không gian hội thi nằm giữa rừng cao su, thu hút hàng trăm người dân tham gia cổ vũ. Đây là lần thứ 4 diễn ra hội thi này.
Sáng 2/2, UBND xã Gio Hòa (huyện Gio Linh, Quảng Trị) tổ chức hội thi chẻ đá với 6 đội tham dự, trong đó 5 đội đến từ các thôn và một đội là công chức UBND xã.
Không gian hội thi nằm giữa rừng cao su, thu hút hàng trăm người dân tham gia cổ vũ. Đây là lần thứ 4 diễn ra hội thi này.
Ông Lê Thanh Quý, Chủ tịch UBND xã Gio Hoà, cho biết nghề chẻ đá đã hình thành và phát triển trên địa bàn từ hàng chục năm nay. Ban đầu, người dân chẻ những tảng đá to mà ở địa phương gọi là 'đá mồ côi' - do đây là các tảng đá lớn nằm riêng rẽ với nhau - thành các dụng cụ lao động như cối xay lúa, xay đậu; chẻ đá nhỏ để làm đường. Về sau, đá chẻ còn dùng trong xây móng nhà, hàng rào, lăng mộ...
Ông Lê Thanh Quý, Chủ tịch UBND xã Gio Hoà, cho biết nghề chẻ đá đã hình thành và phát triển trên địa bàn từ hàng chục năm nay. Ban đầu, người dân chẻ những tảng đá to mà ở địa phương gọi là 'đá mồ côi' - do đây là các tảng đá lớn nằm riêng rẽ với nhau - thành các dụng cụ lao động như cối xay lúa, xay đậu; chẻ đá nhỏ để làm đường. Về sau, đá chẻ còn dùng trong xây móng nhà, hàng rào, lăng mộ...
Thể lệ hội thi đơn giản, từ tảng đá mồ côi to 4-5 người ôm, mỗi đội thi với 2 thành viên cần chẻ thành từng viên vuông thành sắc cạnh với kích thước 10x18x26 cm. Thời gian thi trong một tiếng đồng hồ.
Thể lệ hội thi đơn giản, từ tảng đá mồ côi to 4-5 người ôm, mỗi đội thi với 2 thành viên cần chẻ thành từng viên vuông thành sắc cạnh với kích thước 10x18x26 cm. Thời gian thi trong một tiếng đồng hồ.
Ban đầu, các đội dùng ve đục 3 lỗ nhỏ, gọi 3 nọc trên hòn đá. Sau đó, dùng 3 thanh sắt nhỏ hình tháp nhọn chêm vào 3 lỗ trên, đánh mạnh bằng búa tạ để hòn đá tảng vỡ đôi.
Ban đầu, các đội dùng ve đục 3 lỗ nhỏ, gọi 3 nọc trên hòn đá. Sau đó, dùng 3 thanh sắt nhỏ hình tháp nhọn chêm vào 3 lỗ trên, đánh mạnh bằng búa tạ để hòn đá tảng vỡ đôi.
Một tảng đá sau khi được chẻ làm đôi, sẽ tiếp tục chẻ 4, chẻ 8 để dần hình thành các viên đá.
Trước đây nghề chẻ đá ở Gio Linh được làm thủ công với búa, đục, ve, nỏ... Hiện người dân đã sử dụng các loại máy vận hành bằng điện để chẻ đá. Tuy nhiên, anh Phan Dương Tý - một thợ chẻ đá cho hay làm nghề này bị búa đánh vào tay, bụi vào mắt là "chuyện thường ngày".
Trước đây nghề chẻ đá ở Gio Linh được làm thủ công với búa, đục, ve, nỏ... Hiện người dân đã sử dụng các loại máy vận hành bằng điện để chẻ đá. Tuy nhiên, anh Phan Dương Tý - một thợ chẻ đá cho hay làm nghề này bị búa đánh vào tay, bụi vào mắt là "chuyện thường ngày".
Đá mồ côi vốn là nguồn tài nguyên phong phú của Gio Hoà, tuy nhiên qua nhiều năm khai thác đã dần cạn kiệt. Ngày trước người dân có thể khai thác đá ngay trong vườn nhà, nay họ phải đi mua ở các nông trường.
Trong khoảng 5 năm tới, đá mồ côi sẽ không còn, xã Gio Hoà đang tính phương án chuyển đổi nghề cho những thợ trên địa bàn.
Đá mồ côi vốn là nguồn tài nguyên phong phú của Gio Hoà, tuy nhiên qua nhiều năm khai thác đã dần cạn kiệt. Ngày trước người dân có thể khai thác đá ngay trong vườn nhà, nay họ phải đi mua ở các nông trường.
Trong khoảng 5 năm tới, đá mồ côi sẽ không còn, xã Gio Hoà đang tính phương án chuyển đổi nghề cho những thợ trên địa bàn.
Một xe tải đá mồ côi giá từ 1,2 đến 2 triệu đồng, chẻ được 600-700 viên. Đá loại một có giá bán 10.000 đồng/viên, loại 2 giá 7.000 đồng/viên. Những người làm nghề chẻ đá được trả công 300.000 đồng mỗi ngày.
Ông Lê Thanh Quý cho hay, thợ chẻ đá giỏi phải có kỹ thuật để cho ra đá đẹp, vuông vức đúng kích thước, và quan trọng biết cách chẻ để tận dụng tảng đá to.
Một xe tải đá mồ côi giá từ 1,2 đến 2 triệu đồng, chẻ được 600-700 viên. Đá loại một có giá bán 10.000 đồng/viên, loại 2 giá 7.000 đồng/viên. Những người làm nghề chẻ đá được trả công 300.000 đồng mỗi ngày.
Ông Lê Thanh Quý cho hay, thợ chẻ đá giỏi phải có kỹ thuật để cho ra đá đẹp, vuông vức đúng kích thước, và quan trọng biết cách chẻ để tận dụng tảng đá to.
Hội thi có sự tham gia của cả nông dân và cán bộ, công chức UBND xã Gio Hoà. Theo lãnh đạo xã, cán bộ cũng biết chẻ đá, thậm chí chẻ giỏi do những ngày cuối tuần nghỉ việc đã tham gia tăng thu nhập bằng nghề chẻ đá. Kết thúc hội thi, đội công chức xã giành giải nhì.
Hội thi có sự tham gia của cả nông dân và cán bộ, công chức UBND xã Gio Hoà. Theo lãnh đạo xã, cán bộ cũng biết chẻ đá, thậm chí chẻ giỏi do những ngày cuối tuần nghỉ việc đã tham gia tăng thu nhập bằng nghề chẻ đá. Kết thúc hội thi, đội công chức xã giành giải nhì.
Sau khi tảng đá to được chẻ nhỏ, người thợ dùng búa gọt các góc để viên đá đạt kích thước yêu cầu.
Ban giám khảo tiến hành đo các viên đá thành phẩm của một đội thi.
Sau một tiếng đồng hồ, đội đạt giải nhất chẻ được 5 viên đá, trong đó 3 viên đạt yêu cầu của Ban tổ chức.
Ban giám khảo tiến hành đo các viên đá thành phẩm của một đội thi.
Sau một tiếng đồng hồ, đội đạt giải nhất chẻ được 5 viên đá, trong đó 3 viên đạt yêu cầu của Ban tổ chức.
Hội thi tổ chức đầu năm mới nhằm tạo không khí lao động phấn khởi trên địa bàn.
Toàn xã Gio Hòa hiện có gần 120 người sinh sống bằng nghề chẻ đá, mỗi năm làm trong 10 tháng, cho thu nhập khoảng 50-70 triệu đồng. Đá chẻ ở đây xuất bán đi nhiều nơi trong tỉnh và các địa phương lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
Hội thi tổ chức đầu năm mới nhằm tạo không khí lao động phấn khởi trên địa bàn.
Toàn xã Gio Hòa hiện có gần 120 người sinh sống bằng nghề chẻ đá, mỗi năm làm trong 10 tháng, cho thu nhập khoảng 50-70 triệu đồng. Đá chẻ ở đây xuất bán đi nhiều nơi trong tỉnh và các địa phương lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.
Hoàng Táo