Theo bà Trân Huỳnh, Giám đốc điều hành KCN Việt Nam, các công trình công nghiệp như nhà máy, nhà kho có lượng sắt, tôn, thanh cốt thép chiếm đến 50-60%, thậm chí là 70% ở một số công trình đặc thù. Giá thép liên tục tăng cao khiến cho chi phí xây dựng cũng tăng theo. Cùng với giá thép, từ đầu năm, giá thành nhiều loại vật liệu xây dựng cũng tăng khoảng 25%, theo JLL.
Không chỉ vậy, sự bùng nổ của dịch Covid-19, giãn cách xã hội, khiến nhiều công trình phải ngừng thi công, ảnh hưởng tiến độ dự án. Đây là bài toán khó với cả chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng.
Để giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, tôn Colorbond thuộc NS BlueScope Việt Nam phối hợp với Công ty tư vấn đầu tư bất động sản JLL Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến "Thị trường Công nghiệp và Logistics- Vững vàng trong dòng xoáy bất ổn". Sự kiện cung cấp nhiều thông tin, giải pháp hữu ích, giúp doanh nghiệp đương đầu với sự thay đổi khó lường của thị trường.
Xu thế của ngành kho vận
Tại hội thảo, các chuyên gia đánh giá, bất chấp sức ép từ đại dịch và tình trạng giãn cách xã hội, ngành bất động sản khu công nghiệp và kho vận vẫn được dự đoán giàu tiềm năng, thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhờ sức bật từ thương mại điện tử.
Theo dự báo của JLL, đầu tư vào kho vận và bất động sản khu công nghiệp tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng từ 25-30 tỷ USD giai đoạn 2019 - 2020 lên 50-60 tỷ USD trong giai đoạn 2023 - 2025. Tại Việt Nam, sự gia nhập của nhiều nhà đầu tư mới như Gaw NP Industrial, Công ty CP Tập đoàn KCN Việt Nam... một lần nữa khẳng định xu thế này.
"Nhiều nhà đầu tư bắt đầu tăng tỷ lệ đầu tư tài sản logistics lên 40-50% khi tìm cách phân bổ vốn vào các tài sản tạo ra thu nhập ổn định", bà Trang Bùi, Giám đốc Cấp cao thị trường, JLL Việt Nam nhận định.
Các chuyên gia cũng đưa ra các xu thế của ngành kho vận tại hội thảo lần này. Theo đó, ngành kho vận hiện nay không chỉ đơn thuần yêu cầu một địa điểm để lưu trữ hàng hóa mà còn có nhiều dịch vụ đi kèm khác với chất lượng công trình cao hơn. Đồng thời, giá đất đắt đỏ cũng khiến mô hình nhà xưởng dịch vụ có tầng trở nên ngày càng phổ biến.
Bên cạnh đó là các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững từ khâu thiết kế cho đến nguồn nguyên liệu sử dụng ngày càng được chủ đầu tư chú trọng. Cuối cùng là xu thế sử dụng các nhà máy dựng sẵn của các doanh nghiệp FDI vừa và nhỏ.
Giải pháp trong bối cảnh mới
Tận dụng những xu thế nêu trên sẽ giúp nhà sản xuất nâng cao vị thế cạnh tranh trong bối cảnh dịch bệnh và giá vật liệu leo thang. Ông Nguyễn Cao Trí, Tổng giám đốc NS BlueScope Lysaght Việt Nam cho biết, để phục vụ nhu cầu xây dựng nhà xưởng dịch vụ có tầng, hãng này đã nghiên cứu, cải tiến và cho ra mắt giải pháp tấm sàn Lysaght Bondek II với khả năng tiết kiệm chi phí đến 15% và rút ngắn thời gian thi công tới 20%.
Ngoài ra, giải pháp còn sử dụng vật liệu tôn cao cấp với công nghệ Activate tiên tiến nhất trên thị trường có 4 lớp bảo vệ thép nền, đáp ứng xu hướng xây dựng bền vững, kéo dài tuổi thọ công trình.
Doanh nghiệp cần thay đổi để thích nghi với sự biến động của thị trường, bao gồm: đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nhất quán và đồng bộ, linh hoạt trong quy trình hoạt động - từ dự báo đến vận hành sản xuất, cũng như đa dạng hóa các phương án lựa chọn cho khách hàng với những giải pháp phù hợp trong cả ngắn và dài hạn, ông Trí đề xuất giải pháp tại hội thảo.
Riêng với NS BlueScope Lysaght Việt Nam, công ty đã nghiên cứu để đưa ra thị trường các giải pháp trong ứng dụng mái nhà xưởng công nghiệp có tính kinh tế cao hơn, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh giá nguyên vật liệu tăng cao. Đơn cử như sản phẩm Ecoseam™ và Ecolok™, giúp chủ đầu tư thêm sự lựa chọn bên cạnh các dòng sản phẩm cao cấp Smartseam®, Kliplok®.
Dịch bệnh và giá vật liệu tăng cao là thách thức lớn của ngành xây dựng nhưng sẽ luôn có hướng đi đúng giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động từ những trở ngại này, ông Trí khẳng định.
Xem lại webinar tại đây.
Phúc An