Đây là một trong những nỗ lực của Imexpharm hướng đến sử dụng kháng sinh an toàn và hợp lý cho cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tình trạng kháng kháng sinh đang đặt ra nhiều thách thức. Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 700.000 người tử vong liên quan đến nhiễm trùng do kháng thuốc. Dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm.
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc - Chủ tịch Liên Chi hội Hô hấp HCM - Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam cho biết, viêm phổi cộng đồng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và gánh nặng kinh tế trên thế giới. Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ tử vong chung của viêm phổi cộng đồng khoảng 8-15%. Theo các báo cáo của WHO, chỉ 70% số bệnh nhân viêm phổi cộng đồng ở các nước đang phát triển được điều trị kháng sinh thích hợp.
![Các chuyên gia trình bày trong hội thảo. Ảnh: Imexpharm](https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2024/05/18/16-5-202415-1334781433-jpeg-17-8289-2338-1716022859.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=mTZVzIs0nyCU1BV0xDK40Q)
Các chuyên gia trình bày trong hội thảo. Ảnh: Imexpharm
Bác sĩ Trần Văn Ngọc nhấn mạnh điều trị kháng sinh không thích hợp là yếu tố nguy cơ cao nhất và làm gia tăng 4 lần tỉ lệ tử vong bệnh viện. Trong đó, điều trị kháng sinh ban đầu không thích hợp làm gia tăng nguy cơ thất bại và tăng nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân của việc điều trị kháng sinh ban đầu không thích hợp bao gồm: sai tác nhân, không bao phủ những tác nhân có khả năng gây bệnh; Vi khuẩn kháng thuốc; Không đủ liều lượng, thời gian hoặc điều trị muộn.
![PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc trình bày tại hội nghị. Ảnh: Imexpharm](https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2024/05/18/16-5-202424-965044239-jpeg-5209-1716022859.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ELkIw2DgoO2kcs8rx4XLaQ)
PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc trình bày tại hội nghị. Ảnh: Imexpharm
Cũng theo nghiên cứu, khi không đáp ứng điều trị ban đầu sẽ có khoảng 6-15% bệnh nhân nhập viên và có tới 40% ở ICU (chăm sóc đặc biệt). PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc nhấn mạnh thống kê trên 1.424 bệnh nhân mắc viêm phổi cộng đồng thất bại kháng sinh ban đầu có thể dẫn đến 25% tử vong so với 2% đáp ứng kháng sinh ban đầu và tử vong tăng 11 lần khi không đáp ứng kháng sinh ban đầu. Ngoài ra, nghiên cứu trên 1.383 bệnh nhận mắc viêm phổi ngoài cộng đồng không suy giảm miễn dịch cho thấy tỉ lệ tử vong khoảng 27% khi không đáp ứng điều trị ban đầu so với 4% ở nhóm đáp ứng.
Do đó, để hạn chế việc kháng thuốc ban đầu trong điều trị viêm phổi cộng đồng, cần nghiên cứu vi sinh lâm sàng cập nhật, xác định yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn kháng thuốc. Đồng thời, điều trị bao phủ cả vi khuẩn điển hình và không điển hình nên được cân nhắc là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm phổi cộng đồng nặng. Trong đó PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc lưu ý đến việc sử dụng Betalactam/ức chế betalactamase cùng macrolide/quinolone hô hấp là lựa chọn cho viêm phổi cộng đồng nặng, phức tạp từ đó giúp tăng tác dụng hiệp đồng và tăng cường miễn dịch.
![Các chuyên gia có mặt tại sự kiện. Ảnh: Imexpharm](https://vcdn1-suckhoe.vnecdn.net/2024/05/18/16-5-202430-721549360-jpeg-1424-1716022859.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ipcOTBBartgRhzdTG5M2Fg)
Các chuyên gia có mặt tại sự kiện. Ảnh: Imexpharm
Không chỉ là viêm phổi cộng đồng, sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn tai mũi họng cũng được các chuyên gia cảnh báo tại hội thảo. TS.BS Nguyễn Hữu Dũng – Nguyên Phó khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy – Giảng viên Bộ môn Tai Mũi Họng Đại học Y Dược TP HCM cho biết chỉ sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm khuẩn, sử dụng hơp lý để tránh bị kháng.
TS.BS Nguyễn Hữu Dũng nói thêm, vi khuẩn là nguyên nhân chính gây nên các bệnh nhiễm trùng hô hấp thường gặp như nhiễm siêu vi hô hấp, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi.... Bên cạnh việc cơ thể tự chống lại vi khuẩn gây bệnh bằng hệ thống miễn dịch thì cần tới sự trợ giúp từ bên ngoài, đó là kháng sinh. Tuy nhiên, về lâu dài vi khuẩn có khả năng đột biến tự phát, thu nhận các gene từ bên ngoài dẫn đến chuyển gene làm thay đổi vị trí tác động của kháng sinh. Đồng thời, chúng thay đổi tính thẩm thấu của màng tế bào, không cho kháng sinh và sản xuất Enzymes làm giảm hoặc bất hoạt tính kháng khuẩn của kháng sinh.
Betalacma kết hợp với chất ức chế Betalactamase là giải pháp trong tránh bị kháng bao gồm: Amoxicillin kết hợp với Acid Clavulanic (Claminat, Biocemet) – lựa chọn đầu tiên; Ampiclin kết hợp với Sulbactam và Piperacilin kết hợp Tazobactam. Trong đó, Amoxicillin có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn còn Clavulanate ức chế men beta-lactamase. Đây được xem là hiệu quả bền vững trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng.
Nhằm hạn chế những tác dụng không mong muốn của kháng sinh trong việc điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp, tại hội thảo, đại diện Imexpharm cho biết nhiều năm qua, Imexpharmđầu tư vào dây chuyền sản xuất, luôn đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất, đặc biệt là kháng sinh chất lượng cao sản xuất từ nguyên liệu theo công nghệ Enzymatic đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân.
Theo đại diện Imexpharm, công ty sử dụng nguồn nguyên liệu kháng sinh theo công nghệ Enzymatic, hầu hết không sử dụng dung môi và hóa chất trong quá trình sản xuất so với công nghệ truyền thống sử dụng các dung môi và hóa chất. Do đó, các kháng sinh của Imexpharm có những ưu điểm về độ tinh khiết, ổn định, an toàn cao cho bệnh nhân và bảo vệ môi trường.
Hiện Imexpharm có nhiều thuốc kháng sinh chất lượng với bước đột phá trong nguồn nguyên liệu và công nghệ sản xuất như Claminat (hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng và hô hấp do vi khuẩn nhạy cảm), Batamox (hiệu quả cho bệnh nhận nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cộng đồng), Biocemet DT (trẻ em và người lớn nhiễm khuẩn hô hấp trên gặp khó trong việc sử dụng thuốc)....
Yên Chi